Nông dân góp đất trồng mía theo mô hình cơ giới hóa đồng bộ
Niên vụ 2015 – 2016 này, 10 hộ nông dân xã Xuân Lam (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã đứng ra góp ruộng thành “cánh đồng mẫu lớn” rộng 16 ha tại khu vực Bãi Hướng để trồng mía theo mô hình “cơ giới hóa đồng bộ”.
Ở mô hình này, Công ty CP Mía đường Lam Sơn phối hợp, hỗ trợ các hộ dân về mặt kỹ thuật nên 100% các khâu canh tác như cày bừa, đào hố, trồng mía giống, bón phân, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch... đều được thực hiện bằng máy.
Đến nay, cánh đồng mía này phát triển tốt, năng suất dự kiến đạt khoảng 120 tấn/ha, cao hơn 30% các ruộng mía canh tác truyền thống.
Việc gần như không phải thuê lao động thủ công cộng với năng suất tăng cao nên dự kiến lợi nhuận của mô hình đạt khoảng 50 triệu đồng/ha.
Được biết, đây là một trong những mô hình thâm canh mía đầu tiên ở Thanh Hóa theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, kỳ vọng tạo bước đột phá trong việc nâng cao năng suất cây mía nguyên liệu.
Related news
Chiều 20-11, tin từ một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trà ô-long xuất khẩu tại Lâm Đồng cho biết, khoảng 70 container chè thành phẩm của Việt Nam bị “tắc” tại cửa khẩu Đài Loan (Trung Quốc), đã được cơ quan chức năng sở tại cho thông quan bình thường.
Căn cứ vào quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp, kế hoạch trồng rừng năm 2014, ngay từ đầu năm, huyện Thạch Thành đã giao kế hoạch trồng rừng cụ thể đến từng xã; chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với các xã hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho bà con nông dân; huy động nhân dân đào hố trồng cây theo quy hoạch, bảo đảm hoàn thành diện tích theo kế hoạch được giao.
Riêng 10 tháng đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã cung ứng vật tư, cây giống “đầu vào”, chỉ đạo, tổ chức cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp các xã như Thành Sơn, Trung Thành, Phú Xuân, Nam Động trồng mới được 200 ha (hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2014 do UBND tỉnh giao).
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên, cho biết, hiện Hàm Yên có 4.000 ha cam sành, trong đó có 2.400 ha cam đang cho thu hoạch.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa chính thức công bố phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho hai sự kiện ngô biến đổi gen (BĐG) GA21 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Các sự kiện ngô biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học lần này đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ.