Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm theo VietGAP nhằm hạn chế dịch bệnh

Nuôi tôm theo VietGAP nhằm hạn chế dịch bệnh
Ngày đăng: 10/04/2015

Để khuyến khích phát triển và nhân rộng mô hình giai đoạn 2014 - 2016, Bộ NN và PTNT đã ban hành Quyết định số 897/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/4/2014 về việc phê duyệt dự án Khuyến nông Trung ương, trong đó có nội dung xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng theo VietGAP.

Dự án được thực hiện với 8 mô hình nuôi tôm chân trắng có tổng diện tích 16 ha, với sự tham gia của 40 hộ tại 13 xã thuộc 8 tỉnh đại diện cho các vùng trong cả nước là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang và Sóc Trăng. Các mô hình được lựa chọn được tham gia tập huấn, hỗ trợ giống, vật tư, đánh giá và cấp giấy chứng nhận.

Theo quy trình, tôm được thả nuôi với mật độ 80 con/m2, con giống qua kiểm dịch và có cỡ đồng đều, khỏe, sạch bệnh, được mua tại các cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn được mua tại các đại lý đóng trên địa bàn nhưng đảm bảo được đóng gói, sản xuất theo quy định của ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Quá trình nuôi được ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng các chủng vi sinh vật có lợi nhằm cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh. Kết quả: tỷ lệ sống trung bình 79,7%, trong đó tỉnh Ninh Thuận đạt cao nhất 90%, Hải Phòng 68%. Hệ số thức ăn trung bình 1,3; tổng sản lượng thu hoạch 169,8 tấn; năng suất trung bình 10,6 tấn/ha, trong đó tỉnh Ninh Thuận đạt năng suất cao nhất 13,3 tấn/ha, Nghệ An thấp nhất 8,98 tấn/ha.

Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận so sánh giữa mô hình nuôi theo VietGAP và không theo VietGAP tại Quảng Ninh là 713 triệu đồng/ha và 528 triệu đồng/ha (tăng 35%), tại Hải Phòng là 800 triệu đồng/ha và 584 triệu đồng/ha (tăng 36%).

Theo đánh giá, khi áp dụng VietGAP đã tiết kiệm được một số khoản chi phí cơ sở do quá trình quản lý tốt hơn như: lượng thuốc, hóa chất phải dùng ít hơn (do sức khỏe tôm tốt, môi trường nuôi ổn định hơn); kiểm soát thức ăn tốt, không để dư thừa thức ăn nên giảm lượng thức ăn sử dụng lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường nuôi, tiết kiệm điệnnăng sử dụng.

Tuy nhiên, việc mua con giống chất lượng cao từ cơ sở có uy tín và đạt chuẩn đã đẩy giá thành sản xuất lên cao hơn nhưng bù lại, tôm khỏe, tỷ lệ sống cao hơn và đủ số lượng.

Sau khi được nghiệm thu, tại mỗi mô hình đã tổ chức tổng kết và kết quả cho thấy người dân và chính quyền địa phương nhiệt tình ủng hộ triển khai mô hình VietGAP. Sau khi được tập huấn áp dụng VietGAP, các hộ mô hình đã tuân thủ theo VietGAP, thực hiện tốt việc kiểm soát các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

Thông qua điều tra, 100% người nuôi tôm nhận thức được những lợi ích của việc nuôi tôm theo VietGAP và đa số mong muốn áp dụng mô hình nếu được hướng dẫn. Với thành công này, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã kiến nghị tiếp tục triển khai mô hình tại 8 tỉnh thí điểm và tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, đồng thời cần tiếp tục tuyên truyền và phổ biến mô hình để người nuôi tôm trong cả nước có thể áp dụng.


Có thể bạn quan tâm

Xả Trộm Nước Thải Nuôi Trồng Thủy Sản Có Thể Bị Phạt 200 Triệu Đồng Xả Trộm Nước Thải Nuôi Trồng Thủy Sản Có Thể Bị Phạt 200 Triệu Đồng

Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể bị phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng nếu có hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày, đêm trở lên mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật; phạt tiền 25 - 50 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày, đêm...

29/03/2013
Gặp Nông Dân Trồng Lúa “Thảo Dược” Gặp Nông Dân Trồng Lúa “Thảo Dược”

Trồng lúa, xay gạo để nấu cơm, chế biến bột, làm bún, làm bánh… là chuyện bình thường, nhưng chế biến gạo thành trà uống quả là độc đáo. Ý tưởng này đang được nông dân Trần Thanh Phương thực hiện.

12/10/2013
Trên 300 Tấn Nghêu Chết Tại Bến Tre Trên 300 Tấn Nghêu Chết Tại Bến Tre

Ngày 26-3, ông Phan Chánh Thi, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bến Tre, cho biết từ đầu tháng 3 đến nay đã xuất hiện tình trạng nghêu chết, khoảng trên 300 tấn tại các HTX thủy sản trong tỉnh.

29/03/2013
Bò Tót Lai Ninh Thuận Bò Tót Lai Ninh Thuận

Ông Phạm Ngọc Hoàn, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Phước Bình (QGPB) cho biết: “Bò tót là nguồn gen quí dự trữ trong thiên nhiên, để có thể lai tạo với các giống bò khác. Giá trị kinh tế mỗi con có thể cung cấp 500-600kg thịt, 400kg xương, 2 - 3m2 da và cặp sừng đẹp. Bò tót lai thụ tinh nhân tạo thì trên thế giới có nhiều, còn đối với những con bò tót lai Phước Bình, theo thông tin khoa học tôi được biết thì đây là đàn bò tót lai tự nhiên đầu tiên trên thế giới”.

14/10/2013
Sò Huyết Ô Loan Khan Hiếm Ở Phú Yên Sò Huyết Ô Loan Khan Hiếm Ở Phú Yên

Đặc sản sò huyết ở đầm Ô Loan (Phú Yên) khan hiếm nên nhiều người dân địa phương mua sò huyết từ các nơi về bày bán trên đầm gắn thương hiệu “sò huyết Ô Loan”.

30/03/2013