Nông Dân Với Xu Hướng Chọn Phân Hữu Cơ Sinh Học
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.
Bởi vậy, việc lựa chọn loại phân bón phù hợp là điều hết sức cần thiết. Hiện, qua khảo sát, người nông dân đang có xu hướng chọn loại phân vừa tốt cho cây trồng, vừa chống thoái hóa đất nhằm hướng đến một nền nông nghiệp xanh sạch và bền vững.
Sở hữu gần 2.000 trụ tiêu và hơn 2 ha cà phê, một tài sản không nhỏ nên việc chăm sóc ra sao, lựa chọn loại phân bón nào để cây trồng sinh trưởng tốt là điều mà anh Nguyễn Hồng Tý (thôn 6, xã Trà Đa, TP. Pleiku) luôn lo lắng.
Sau khá nhiều lần sử dụng các loại phân bón khác nhau, hiện tại anh đang rất hài lòng với phân hữu cơ sinh học HCVS1, là phân hữu cơ vi sinh được sản xuất trên nền nguyên liệu Compost. Compost nói chung là mùn hữu cơ đã được ủ hoai, được chế biến từ rác sinh hoạt. Anh Tý nhận xét: “Loại phân này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại phân khác.
Khi chưa sử dụng, có chất đống một thời gian phân cũng không bị vón cục. Chỉ cần bón cho cây trong vòng từ 10 ngày đến 15 ngày, hiệu quả đã được thể hiện rõ rệt. Cây được tăng lượng diệp lục tố khiến lá từ vàng chuyển sang xanh, kích thích ra rễ. Phân này cũng có thành phần đa vi lượng, cây cần rất ít thôi nhưng phải có”.
Thời gian qua, lượng phân bón vô cơ sử dụng tại địa phương khá nhiều. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun trên lá… cây sẽ hấp thụ hết để nuôi cây lớn lên từng ngày. Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30% đến 45%, lân từ 40% đến 45% và kali từ 40% đến 50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón…
Vậy lượng phân bón vô cơ chưa sử dụng hết sẽ đi về đâu? Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí…
Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong nước. Nồng độ Nitrat trong nước cao (do phân đạm chứa Nitrat) làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi. Phân bón vô cơ có thể chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định.
Bởi vậy, đối với loại phân hữu cơ sinh học HCVS1, ông Nguyễn Minh Tuấn-Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh đánh giá: “Là sản phẩm được làm từ rác thải sinh hoạt nên loại phân này đặc biệt thân thiện với môi trường. Sản phẩm có tác dụng làm tăng kết cấu đất, giảm độ sơ cứng của đất và trực tiếp tăng cường cấu trúc đất làm cho đất xốp cùng với nhiều vật chất hữu cơ, gián tiếm làm cho đất tơi bằng cách kết hợp ổn định chất mùn có trong compost giúp tạo thành lớp đất bề mặt giúp cây trồng dễ thích nghi với môi trường.
Sản phẩm giúp tăng khả năng hoạt tính của các vi sinh vật có lợi trong đất mang lại hiệu quả tối ưu đối với cây trồng, tăng độ mùn cho đất, giữ được độ ẩm và chống sâu bệnh, kích thích cây trồng nảy mầm tốt, giúp cây phát triển khỏe, ổn định độ pH trong đất, giúp rễ cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh, ổn định”.
Bà Nguyễn Minh Hậu-Phụ trách Kinh doanh Công ty TNHH Thương mại Vinh Quang I-Chi nhánh Gia Lai (08 Trần Phú, TP. Pleiku), đại lý độc quyền sản phẩm phân hữu cơ HCVS1 tại Tây Nguyên cho biết thêm: “Sản phẩm HCVS1 được sản xuất trong dây chuyền công nghệ hiện đại công nghệ từ Mỹ từ thành phần phế phẩm hữu cơ được cấy vi sinh hiệu quả theo công nghệ Nhật và ủ hoai thời gian ngắn trong điều kiện hiếu khí, nhiệt độ cao trên 70oC, độ ẩm 55% khiến các vi khuẩn gây hại trong phế phẩm hữu cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Sản phẩm cho ra là mùn chất lượng tốt có tỷ lệ hữu cơ và Nitơ cao, sau đó được phối trộn với các chủng vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng (Azotobater sp, Bassilus sp).
Bón HCVS1 còn giúp bảo vệ môi sinh và sức khỏe cho con người, góp phần làm giảm dư lượng phân hóa học trong sản phẩm nông sản và giúp cây tăng sức đề kháng sâu bệnh tốt hơn, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất”. Theo thông tin từ Công ty này, để phục vụ bà con nông dân một cách tốt nhất, Công ty sẽ giao hàng tận nơi cho bất cứ nông dân nào có nhu cầu.
Rõ ràng, việc lựa chọn sử dụng loại phân bón đem lại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường là một xu hướng tất yếu khi con người ngày càng chú trọng đến sức khỏe bản thân mình và quan tâm tới việc chúng ta xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch và bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi da xanh, ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.
Trung tuần tháng 11-2014, phóng viên Báo An Giang đến vùng nuôi cá tra xã Hòa Lạc (Phú Tân) tìm hiểu việc ngư dân La Văn Hạp bị Công ty TNHH Phước Phát Lợi (tỉnh Vĩnh Long) lừa mua trên 110 tấn cá tra và quỵt nợ 1 tỷ 126 triệu đồng. Trớ trêu thay, ông Hạp lại bị phạt 9 tháng án tù treo (do ông Hạp ép Giám đốc DN trả nợ- như báo An Giang đã thông tin ngày 17-11), khiến dư luận xôn xao.
Sáng nay (19/11), tại tỉnh Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của vùng ĐBSCL, các tỉnh ven biển, ngành, hội, các tổ chức Quốc tế có liên quan tham dự.
Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.
Chi cục Nông - lâm sản và Thủy sản cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở sản xuất khô được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, số cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận còn khá nhiều. Đơn vị đang tiếp tục hướng dẫn cơ sở hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định để việc sản xuất khô đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.