Nông Dân Đồng Bằng Sông Cửu Long Gặp Khó Khi Vào Vụ Nuôi Tôm Mới
Theo Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm mới.
Người dân nuôi trồng thủy sản tại các địa phương này đang tập trung cải tạo ao nuôi và theo dõi chất lượng nước để thả giống theo lịch thời vụ của từng tỉnh.
Các chuyên gia ngành thủy sản cho biết do bắt đầu vào vụ nuôi mới, nên tình hình con giống không đủ cung ứng cho thị trường và giá cả tăng cũng làm người nuôi gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói là hiện nay đang vào vụ nuôi chính trong năm, nếu lượng tôm, cá giống không đủ, sản lượng cá thịt năm nay sẽ giảm, trong khi nguồn tôm, cá tự nhiên ở ĐBSCL đã dần cạn kiệt. Một nghịch lý nữa là khi giá tôm, cá giống tăng cao, nhiều trại sản xuất giống lại rục rịch cho cá bố mẹ đẻ, nuôi cá giống trở lại và tung ra thị trường và khả năng lại xảy ra khủng hoảng thừa.
Để ổn định sản xuất, phát triển nuôi trồng thủy sản, ông Dương Tiến Thể, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản, Tổng Cục Thủy sản yêu cầu các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất; phòng chống hạn hán, biến đổi môi trường và dịch bệnh; chỉ đạo kỹ thuật nuôi, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật và thời gian thu hoạch; thường xuyên theo dõi diễn biến của chất lượng môi trường nước ao nuôi, nguồn nước cấp, mầm bệnh để có những biện pháp xử lý thích hợp.
Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức các hộ nuôi nhỏ, lẻ thành các tổ đội sản xuất; tạo mối liên kết giữa người sản xuất, nhà chế biến và tiêu thụ; thực hiện nhà chế biến có vùng nguyên liệu, người nuôi có hợp đồng bao tiêu sản phẩm; tuân thủ các quy định điều kiện sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn khuyến cáo các hộ nuôi cần thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp phòng ngừa; người nuôi phải tẩy dọn ao triệt để, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong xử lý ao nuôi, diệt giáp xác; thả nuôi đúng thời vụ, mật độ theo khuyến cáo của ngành.
Bên cạnh đó, tôm giống phải sạch bệnh, được kiểm dịch, không mang các tác nhân gây bệnh đốm trắng, đầu vàng, nhiễm khuẩn Vibrio. Trong quá trình nuôi, người nuôi phải định kỳ diệt khuẩn ao nuôi, không để dư thừa thức ăn trong ao nuôi. Tổng cục khuyến khích mô hình nuôi tôm có thả cá rô phi đơn tính để làm sạch môi trường.
Tháng Hai vừa qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước ước đạt 139.000 tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản hai tháng đầu năm ước đạt trên 308 tấn, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng giảm chủ yếu do sản xuất cá tra xuất khẩu gặp khó khăn nên giá cá tra nguyên liệu thấp, trong khi đó giá thức ăn, giá thuốc thú y lại tăng.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay tập trung vào 5 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc
Nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nông dân Lê Văn Thảo, SN 1964 (ngụ An Thạnh, Long Thới, Chợ Lách, Bến Tre) thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ sản xuất cây giống phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
Lo cho “đầu cơ nghiệp” của mình bị thiếu thức ăn khi mùa đông đến, sau khi thu hoạch lúa, đồng bào vùng cao chủ động lấy rơm khô về dự trữ cho trâu, bò. Đây là nguồn thức ăn quan trọng thay thế cho cỏ tươi trong mùa rét.
Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại. Đây là tín hiệu tốt, sau khi Việt Nam ký được khoảng 1 triệu tấn gạo theo một hợp đồng tập trung và trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines.
Thế thượng phong của tôm, cá tra, cá basa đã làm lu mờ vị thế của con cá biển, nhưng đây lại là một hướng đi đầy tiềm năng.