Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân ĐBSCL thi kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến

Nông dân ĐBSCL thi kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến
Ngày đăng: 10/11/2015

Hội thi lần này nhằm tạo điều kiện cho nông dân các tỉnh trong vùng ĐBSCL có điều kiện tiếp cận, chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức, nắm bắt các chủ trương chính sách khuyến nông, kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất, các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến.

Đồng thời, cũng nhằm động viên, tôn vinh những nông dân giỏi, biết vượt qua những khó khăn để có được những thành công trong sản xuất.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Phan Huy Thông cho biết: Trong suốt những năm qua, sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất, sản lượng và trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước, đóng vai trò quyết định đối với an ninh lương thực Quốc gia, với sản lượng sản xuất hằng năm chiếm hơn 50% sản lượng lương thực cả nước, cung cấp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu.

Tuy nhiên, sản xuất lúa của vùng còn gặp nhiều rủi ro, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh, tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, liên kết “bốn nhà” còn yếu kém, khâu tiêu thụ còn nhiều khó khăn, thường xuyên xảy ra trúng mùa mất giá.

Diện tích đất lúa ngày càng giảm đi do nhu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Bên cạnh đó, theo dự báo, Việt Nam sẽ là một trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó, vùng trồng lúa ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất.

Nhằm khắc phục những khó khăn trên, nhiều địa phương trong vùng đã và đang triển khai đến bà con nông dân nhiều biện pháp canh tác lúa tiên tiến, bảo đảm năng suất, chất lượng và nâng cao giá trị hàng hóa của hạt gạo Việt Nam theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu.

Đó là các biện pháp canh tác bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực như: Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI); canh tác lúa theo quy trình VietGap, “ba giảm ba tăng”, “một phải năm giảm” kết hợp với quản lý nước “ngập khô xen kẽ” được gọi là “một phải sáu giảm”… góp phần giảm phát thải khí nhà kính, kỹ thuật canh tác lúa sinh thái bền vững.

Từ thực tiễn cho thấy, các mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến so với kỹ thuật canh tác truyền thống đã giúp giảm được lượng giống, giảm lượng phân bón, giảm số lần phun thuốc trừ sâu mà vẫn bảo đảm được năng suất, sản lượng, giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập.

Qua ba phần thi: Sân khấu hóa “sản xuất lúa hiệu quả, bền vững”; Kiến thức tự luận “kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến và thi “trắc nghiệm kiến thức”, Ban tổ chức đã trao 13 giải đồng đội, gồm: một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba, bảy giải khuyến khích và ba giải phụ cho một đồng đội có phần thi sân khấu hóa ấn tượng nhất, hai cá nhân dành cho thí sinh cao tuổi nhất và thí sinh trình bày phần thi kiến thức hay nhất.

Đội Hậu Giang xuất sắc giành giải nhất, đội Trà Vinh và Tiền Giang đồng giải nhì.


Có thể bạn quan tâm

Người Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Về Chợ Đồn Người Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Về Chợ Đồn

Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.

29/07/2014
Cam Đường Canh Đem Lại Hiệu Quả Cao Cho Nông Dân Na Rì (Bắc Kạn) Cam Đường Canh Đem Lại Hiệu Quả Cao Cho Nông Dân Na Rì (Bắc Kạn)

Cùng với nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, hiện nay cây cam đường canh đang giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Na Rì (Bắc Kạn) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

05/04/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Sầu Riêng Xen Canh Trong Vườn Cà Phê Ở Đắk Lắk Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Sầu Riêng Xen Canh Trong Vườn Cà Phê Ở Đắk Lắk

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: Cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/ cây.

29/07/2014
Trồng Ớt Nhận Lương Trồng Ớt Nhận Lương

Trồng ớt xuất khẩu đang là mô hình thành công ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An). Đây là mô hình hợp tác “ba nhà” tạo bước đột phá nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho nông dân.

05/04/2014
Nỗ Lực Bảo Vệ Rừng Xay Nỗ Lực Bảo Vệ Rừng Xay

“Cơn sốt” ươi đi qua, giờ đến mùa trái xay vào vụ sai quả. Để loại cây quý hiếm này không bị xâm hại, những ngày này cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà đang ngày đêm bám trụ tại những điểm “nóng”, kịp thời ngăn chặn nhiều đối tượng khai thác xay trái phép.

29/07/2014