Mô Hình Thâm Canh, Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Đạt Hiệu Quả Cao

Ngày 21.6, tại xã Hoài Thanh Tây, Ban quản lý Dự án sinh kế nông thôn bền vững tỉnh phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.
Mô hình do nhóm cùng sở thích cải thiện năng suất dừa Ngọc An (25 nông hộ) thực hiện từ đầu năm 2013. Các nông hộ đã vệ sinh vườn dừa, bón phân cân đối theo tỉ lệ thích hợp, đồng thời sử dụng loại thuốc Permethrin phun lên ngọn dừa và 3 viên phấn diệt côn trùng gói trong vải thưa lên trên ngọn dừa non để diệt trừ bọ cánh cứng. Theo bà con nông dân, phương pháp nói trên dễ áp dụng và đạt hiệu quả cao.
Thực tế cho thấy, vườn dừa được chăm sóc theo biện pháp thâm canh và phòng trừ bọ cánh cứng phát triển rất tốt, cây dừa hầu như không còn bọ cánh cứng gây hại, dừa cho nhiều quả. Bình quân, nông dân tham gia mô hình có thu nhập 218,7 ngàn đồng/1 cây dừa/năm, tăng 51.700 đồng so với vườn dừa đối chứng.
Tại hội thảo, chính quyền và nông dân địa phương đều đánh giá cao hiệu quả mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa và mong muốn ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, giúp bà con nhân mô hình ra diện rộng, nhằm tăng giá trị cây dừa, tăng thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.

Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.

Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Dư Thị Liên, hội viên nông dân thôn Đồng Vinh, xã Mậu Lâm rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng. Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của hội nông dân huyện, xã, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện, qũy hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.

Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.