Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Chợ Mới Nuôi Bò Theo Hướng Công Nghệ Cao

Nông Dân Chợ Mới Nuôi Bò Theo Hướng Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 30/10/2014

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi từ mô hình trồng bắp thu trái non, lấy phụ phẩm nuôi bò; trồng cỏ voi cặp các bờ kênh, tuyến đê, trên đất trồng lúa… mà số lượng đàn bò ở xã An Thạnh Trung phát triển khá nhiều với gần 2.000 con của 435 hộ nuôi, chủ yếu giống bò Campuchia và 60 hộ dân đang nuôi bò cọp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi giống bò cỏ truyền thống. Hiện nay địa phương đang dần hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao.

Ghé thăm gia đình ông Bùi Quốc Vững, một hộ dân rất tâm đắc với việc chăn nuôi theo hướng công nghệ cao của xã. Ông Vững cho biết: gia đình ông đang nuôi 10 con bò cọp, nguồn thức ăn thì tận dụng từ phế phẩm cây bắp non, cỏ voi và rơm làm thức ăn nên bò lớn nhanh, trung bình tăng 20 - 25kg/tháng.

Bình quân một con bò cọp con (nặng 30 - 40 kg) có giá 20-30 triệu đồng, sau 14 - 15 tháng nuôi, trừ hết các khoảng chi phí gia đình ông thu lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/con, trung bình lời 2 triệu đồng/con/tháng. Ông Vững còn cho biết thêm: bò cọp là loại bò rất dễ nuôi, lại tăng trọng nhanh nên được thị trường ưa chuộng và bán được giá.

Ông Trần Hồng Thanh, chủ tịch Hội nông dân xã An Thạnh Trung cho biết thêm: chương trình phát triển đàn bò luôn được xã quan tâm và khuyến khích người dân thực hiện. Đây là mô hình phù hợp với địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Địa phương cũng tạo điều kiện giúp đỡ các hộ dân vay vốn phát triển đàn bò.

Bên cạnh đó xã cũng phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân. Trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục phát triển chương trình nuôi bò giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình.

Còn tại xã Bình Phước Xuân, một xã cù lao của huyện thì mô hình chăn nuôi bò theo hướng công nghệ cao cũng được nông dân quan tâm thực hiện. Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, ngụ ấp Bình Trung cho biết: gia đình bà tham gia thực hiện mô hình ứng dụng giải pháp phù hợp trong chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt.

Bà được hỗ trợ 30% chi phí để mua máy thái cỏ và chế phẩm sinh học để ủ chua thân cây bắp cho bò ăn, hiệu quả mang lại rất khả quan, đàn bò phát triển nhanh. Với 8 con bò đang nuôi dự kiến khi xuất chuồng sẽ mang lại cho gia đình nguồn lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng. Bình quân mỗi con bò khi bán người nuôi thu lợi 10 triệu đồng/con.

Hiện nay, mô hình nuôi bò đối với nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Chợ Mới đã không còn là nguồn kinh tế phụ, tận dụng thời gian nông nhàn mà người dân đã chú trọng chăn nuôi theo hướng hàng hóa tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình. Đây là mô hình hiệu quả giúp đời sống của người dân có bước phát triển đáng kể.

Chăn nuôi bò cũng tạo một chu trình khép kín trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

05/12/2014
Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

19/07/2014
Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

05/12/2014
Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

19/07/2014
Giống OM 5451 Khan Hàng Giống OM 5451 Khan Hàng

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

05/12/2014