Nông Dân Cẩn Trọng Trồng Cây Sưa Đỏ

Đó cũng là cảnh báo của ngành nông nghiệp, bởi sưa đỏ trồng 7-10 năm tuổi có lãi hàng chục triệu đồng đang là giá ảo.
Một người bạn đang công tác tại Đài Truyền thanh - Truyền hình Bình Long (TX. Bình Long - Bình Phước) cho biết: Ông Đ ở ấp Phố Lố, xã Thanh Lương bán giống sưa đỏ với giá 12 ngàn đồng/cây. Ông Đ quảng cáo: “Cây sưa trồng 6-7 năm tuổi có lõi được thu mua giá hơn 20 triệu đồng/cây, thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc”.
Ông Đ cho biết, năm nay ươm 10 ngàn cây sưa đỏ, dù chưa đến mùa xuống giống nhưng đã bán được 7.000 bầu... Sưa đỏ được trồng mật độ 3x3m. Nếu làm phép tính đơn giản 1 ha trồng được khoảng 1.800 cây, sau 6 năm (bằng thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su) thì sẽ bán được 35-40 tỷ đồng.
2 tháng trước, tình cờ đi công tác qua ngã ba Chiu Riu, ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh) chúng tôi gặp 2 vợ chồng quê tỉnh Vĩnh Phúc vào thuê khoảnh đất khoảng 1 sào cạnh QL13 để ươm giống sưa đỏ bán, giá 10 ngàn đồng/cây. Họ cho biết: “Ở Vĩnh Phúc, nhà nhà trồng sưa đỏ để bán cho Trung Quốc nhưng “cung không đủ cầu”.
Bởi sưa đỏ chỉ trồng được ở Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Người Trung Quốc cho rằng gỗ sưa đỏ có giá trị về tâm linh nên với 1,3 tỷ dân thì thị trường Trung Quốc luôn rộng mở...”.
Nhiều năm nay đã có thông tin đăng tải trên các kênh thông tin đại chúng về sưa đỏ hay còn gọi là trắc thối, gỗ huê được bán tính theo ký nhưng là gỗ có tuổi trăm năm, ngàn năm. Còn sưa đỏ được trồng tại các vườn chưa thấy nhà nào bán được. Khoảng 10-12 năm trước, ở các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp có một công ty trầm hương quảng bá về cây dó bầu (trầm hương) và bao tiêu từ giống, cấy hóa chất cả thân, cành cây.
Đã có hộ chặt 10 ha điều để trồng trầm hương với giá cây giống “cắt cổ” (30 ngàn đồng/cây) và nuôi giấc mơ trở thành tỷ phú sau 7-9 năm. Và thực tế nhiều hộ phải ngậm ngùi cay đắng khi giá cao su tăng cao những năm 2010-2012 mà vườn trầm hương chết dần chết mòn vì bệnh... Công ty trầm hương thì không quay lại khi hốt tiền tỷ nhờ bán cây giống...
Hiện nay, thị trường nông sản bấp bênh, giá mủ cao su giảm mạnh đã đánh vào tâm lý người dân lấy sưa đỏ để làm nọc tiêu hoặc trồng sưa đỏ xen trong vườn tiêu. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân nên thận trọng khi mua giống sưa đỏ. Bởi sưa đỏ trồng 7-10 năm cho lãi rất cao vẫn là giá ảo và bài học từ cây dó bầu, trầm hương 10 năm về trước vẫn còn khi cây đã đến tuổi thu hoạch mà không ai mua.
Có thể bạn quan tâm

Hơn mười năm qua, Tổ hợp tác (THT) Đầm Chông thuộc làng biển Mỹ Tân (xã Thanh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) luôn bám biển, phát huy nghề truyền thống đánh bắt thuỷ sản bằng lưới đăng hiệu quả, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.

Ngoài việc phải bảo đảm điều kiện cách xa khu dân cư, quy trình chăn nuôi khép kín, mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao còn được chính quyền địa phương ủng hộ nhờ hiệu quả ổn định nên bà con nông dân xã Cây Trường, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) rất an tâm đầu tư thực hiện mô hình này.

Để chủ động phòng bệnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thuỷ sản tiếp tục tăng cường công tác triển khai phòng chống dịch trên toàn tỉnh, song song đó thực hiện tiêm phòng, quản lý tốt các hoạt động giết mổ, bày bán, tiêu thụ gia súc, gia cầm.

Sau những năm tháng trồng rau thuê ở thành phố Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Văn Chiêu, ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) trở về quê hương và áp dụng mô hình trồng rau theo hướng an toàn để phát triển kinh tế gia đình và bước đầu anh đã thành công.

Mặc dù, năm nay vải Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) không được mùa so với mọi năm, nhưng những người trồng vải ở đây vẫn vui, vì giá vải mùa này khá ổn định; không những thế, bà con còn thêm một niềm vui nữa, đó là lần đầu tiên vải chín sớm Phương Nam có thương hiệu riêng trên thị trường tiêu thụ...