Làm giàu từ mô hình chăn nuôi khép kín
Năm 2005, anh Phương Thanh Phong, ngụ ấp 4, xã Long Hậu bắt đầu mô hình nuôi heo sinh sản quy mô hộ gia đình. Do chăn nuôi nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Qua tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, đồng thời được sự hỗ trợ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, anh mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi theo hướng an toàn khép kín.
Anh chia sẻ, để việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao, anh áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi từ khâu chuồng trại đến cách phối giống, chăm sóc con giống, tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ... Nhờ tuân thủ đúng kỹ thuật nên đàn heo gia đình anh luôn phát triển khỏe mạnh. Từ quy mô chăn nuôi hộ gia đình ban đầu, đến nay, đàn heo của gia đình anh phát triển ổn định với 7 con heo giống và hơn 40 con heo thịt.
Nhờ chăn nuôi hiệu quả, trung bình mỗi năm gia đình anh thu lợi nhuận 70 triệu đồng. Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, anh còn đào ao nuôi thêm cá.
Có thể bạn quan tâm
Đến ấp 7, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) hỏi ông Danh Bình ai cũng biết, bởi ông nổi tiếng khắp vùng là một nông dân người dân tộc chịu thương chịu khó. Nhờ tính cần cù và năng động trong sản xuất, mỗi năm ông Bình thu lãi trên 300 triệu đồng.
Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Qua sách, báo và các phương tiện truyền thông, anh Bùi Trọng Vinh ở xóm Quang Nhân, xã Quang Thành, huyện Yên Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi rắn hổ trâu, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế.