Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi ngọc trai nước ngọt

Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi ngọc trai nước ngọt
Tác giả: Thái Bá
Ngày đăng: 09/09/2016

Thời gian gần đây, tại tỉnh Ninh Bình đang thực hiện thành công nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh.

Mô hình đặc biệt này đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân.

Thu nhập kinh tế từ việc nuôi trai lấy ngọc cao gấp 5 - 10 lần so với các loại vật nuôi khác.

Anh Đặng Văn Lưu, người thực hiện nghiên cứu đề tài đặc biệt này cho biết, mô hình được triển khai áp dụng ở xã Khánh Lợi, trên diện tích 2 ha từ năm 2013.

Đây là phương pháp cấy ghép mô tế bào và nhân vào khu vực xoang màng áo ngoài của trai nước ngọt.

Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc được thực hiện tại Ninh Bình từ năm 2013

“Kỹ thuật ghép cấy tiên tiến này cho ra sản phẩm ngọc trai nước ngọt hình tròn, kích thước từ 4 – 12mm, có chất lượng cao, màu sắc rất đẹp”, anh Lưu chia sẻ.

Ông Đinh Văn Việt, đơn vị đầu tư nghiên cứu, ứng dụng mô hình cho hay, Ninh Bình có rất nhiều loài trai nước ngọt sinh sống.

Vì thế, việc nghiên cứu và phát triển nghề nuôi trai lấy ngọc là rất hiệu quả, phục vụ du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Để có được viên ngọc trai nước ngọt, ban đầu phải tìm được loài trai xanh cánh mỏng và trai đen cánh dày.

Hai loại trai này có tuổi thọ cao, sức sống bền, khi trưởng thành có kích cỡ lớn từ 20 - 35cm, trọng lượng hơn 2kg/con.

Cũng theo anh Lưu, thời gian nuôi thả trai cấy ngọc từ 18 tháng đến 3 năm tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước ao nuôi và nhiệt độ thời tiết từng năm.

Kỹ thuật ghép ngọc trai được thực hiện rất cẩn thận để trai sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn.

Theo đó, kỹ thuật cấy ghép và nuôi dưỡng làm sao để trai không đào thải nhân, tỷ lệ trai ngậm nhân cao.

Ông Việt chia sẻ thêm: “Sau khi cấy ghép sức khỏe của trai rất yếu, vị trí các viên nhân và tế bào chưa ổn định trong túi ngọc.

Quá trình thao tác phẫu thuật có những chấn thương làm cho con trai bị đau và rất dễ nhiễm trùng.

Vì thế, khi nuôi dưỡng phải luôn giữ môi trường bể nuôi sạch sẽ, các thao tác thực hiện phải nhẹ nhàng mới giảm được tỷ lệ trai chết”.

Công đoạn ghép ngọc vào trai được thực hiện rất cẩn thận.

Sau hai năm nuôi trồng, đến nay số trai cấy ngọc còn sống của đơn vị ông Việt đạt 55,9%, tương đương 11.200 con/ha và số ngọc trai thu được 14.300 viên/ha.

Sản phẩm ngọc trai thu hoạch được phân làm sáu loại từ loại 1-5 và loại ngọc tự nhiên, trong đó có viên ngọc trị giá lên đến 5,5 triệu đồng.

“Ngoài sản phẩm chính là ngọc, vỏ trai còn được tận dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ.

Thịt trai dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi.

Bên cạnh đó, loài trai sống ở tầng đáy bể nuôi có thể kết hợp với các loài thủy sản khác để tận dụng tầng nước mặt.

Sau khi trừ chi phí, tổng lợi nhuận trên 1 ha ao nuôi đạt trên 400 triệu đồng/năm.

Đến nay, trai nuôi nước ngọt ở Ninh Bình đã cho ra thị trường ba dòng sản phẩm ngọc gồm: ngọc trai tròn, ngọc trai cấy mô, ngọc trai hình tượng.

Các sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu tại Ấn Độ, Nhật Bản, Hà Nội, TPHCM...

Gia đình bà Đinh Thị Ân có 1.400m2 ao, trước đây chỉ nuôi các loại cá truyền thống không mấy hiệu quả.

“Khi được chuyển giao kỹ thuật, cung cấp về con giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, thu nhập của gia đình tôi cao hơn nhiều lần so với nuôi các loại cá truyền thống trước đây”, bà Ân nói.

Không chỉ gia đình bà Ân mà một số gia đình khác tại địa phương hiện cũng đang nuôi trai nước ngọt lấy ngọc.

Khi thu hoạch, ngoài ngọc trai cho giá trị kinh tế chính thì vỏ và thịt trai cũng được tận dụng để làm hàng mỹ nghệ, thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi.

Ông Hoàng Trọng Lễ, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình cho hay, mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc rất mới.

Kết quả đạt được ban đầu cho thấy có thể nhân rộng được nghề này.

“Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện như tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để triển khai nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Khi nuôi trồng thành công sẽ nhân rộng ra phát triển ở diện tích ao hồ các huyện như: Yên Khánh, Nho Quan, Gia Viễn”, ông Lễ nói.


Có thể bạn quan tâm

Ngồi rung đùi làm vườn Ngồi rung đùi làm vườn

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.

31/08/2016
Thành triệu phú miến dong dù không biết chữ Thành triệu phú miến dong dù không biết chữ

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.

01/09/2016
Tỷ phú xóm núi Tỷ phú xóm núi

Từ một hộ nghèo, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi đa canh, ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2B, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho hàng chục lao động của địa phương với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.

06/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.