Nhật sẽ mở cửa cho xoài, thanh long và vải tươi của Việt Nam?
Tại “Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp ngành nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản” ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho hay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được nâng lên tầm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng và tiến tới hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực trong đó có nông nghiệp, một lĩnh vực hết sức quan trọng đóng góp trên 20% GDP hàng năm và giải quyết công ăn việc làm cho trên 70% dân số.
Theo đó, hai bên đã tăng cường thúc đẩy thương mại hàng nông lâm thủy sản; đặc biệt Việt Nam đã tạo điều kiện và mở cửa một số mặt hàng thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm từ Nhật Bản xuất khẩu vào Việt Nam.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị phía Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản vào tháng 9 tới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng thời, Bộ trưởng Phát cũng đề nghị Nhật Bản xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam.
Bên cạnh đó, hai bên cam kết sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào Việt Nam cũng như liên doanh, liên kết đầu tư sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất giống, chế biến nông lâm thủy sản, bảo quản, công nghệ sau thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch...
Hai bên sẽ thúc đẩy mô hình hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp, quan tâm hợp tác nâng cao chuỗi giá trị nông sản thực phẩm từ khâu sản xuất đến thu hoạch và phân phối sản phẩm, khảo sát, nghiên cứu mở rộng vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và thúc đẩy thương mại.
Cũng tại buổi đối thoại, ông Hayashi Yoshimasa - Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, đề nghị phía Việt Nam mở cửa với trái táo Nhật Bản vào tháng 9 tới. Đồng thời yêu cầu Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm.
Hai bên đều cho rằng, hợp tác nông nghiệp giữa hai nước có rất nhiều tiềm năng và triển vọng tốt đẹp, hứa hẹn mang lại lợi ích chung cho nhân dân hai nước. Đây cũng là lĩnh vực mà lãnh đạo cấp cao hai Nhà nước, hai Chính phủ hết sức quan tâm và chỉ đạo sát sao.
Có thể bạn quan tâm
Chương trình 135 có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, làm thay đổi điều kiện sống trong mỗi gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình này không chỉ làm chuyển biến nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về lao động, sản xuất, học hành của con cái, mà còn đổi mới diện mạo chung của các ấp đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Kết quả xuất khẩu (XK) gạo tháng 8 vừa qua đạt 627.089 tấn, trị giá 270,353 triệu USD, giá XK bình quân 431,12 USD/tấn. So với cùng kỳ năm ngoái số lượng tăng 1,4%, trị giá tăng 2,94%, giá bình quân tăng 6,47 USD/tấn. Lũy kế xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 4,243 triệu tấn, trị giá 1,831 tỉ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giảm 9,17%, trị giá giảm 8,55%.
6 tháng đầu năm 2014, trong lúc nhiều loại hình đánh bắt của ngư dân Quảng Ngãi đang gặp khó khăn vì sản lượng đạt không cao, thì những người hành nghề câu mực khơi ở ngư trường Trường Sa đã bội thu, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Theo thống kê, đến nay toàn huyện thu hoạch được hơn 1.000 ha trong tổng diện tích 1.900 ha nuôi tôm công nghiệp. Có hơn 40% diện tích tôm nuôi có năng suất khá, phần còn lại phải thu hoạch sớm do tôm bệnh. Thực tế này cho thấy, tỷ lệ tôm nuôi bị nhiễm bệnh và thiệt hại trong những tháng đầu năm nay khá cao.
Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các tỉnh biên giới không cho phép buôn bán, vận chuyển qua biên giới gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc