Nỗi lo tiêu rụng trái non
Tuy nhiên, không ít người lại bày tỏ lo lắng, liệu đây có phải là một loại bệnh gây hại phát sinh trên cây hồ tiêu?
Chị Thảo bên những chùm tiêu non bị rụng.
Nhờ chăm sóc tốt, 400 trụ tiêu được ông Tống Kim Chinh (thôn 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) trồng từ năm 2012 giờ đã phủ kín trụ và bước vào mùa cho thu hoạch thứ hai.
Trước đây, khác với hầu hết hộ trồng tiêu khác, ông Chinh quyết định không cắt dây bán mà giữ lại, chỉ cắt tỉa để giữ sức cho tiêu.
Từ đầu mùa mưa đến nay, dù thời tiết không mưa nhiều nhưng các chùm tiêu non đang trong giai đoạn tạo hạt lại thi nhau rụng.
“Lúc tiêu ra hoa, đậu hạt cũng có hiện tượng rụng hoa, rụng hạt non nhưng ít thôi. Đến tầm tháng 6, tháng 7 vừa qua là tiêu rụng mạnh nhất; có cây rụng xanh gốc, nhìn xót lắm”-ông Chinh nói.
Theo ước tính của ông Chinh, vụ này thấy tiêu ra hoa rất đạt nên đầu vụ vợ chồng ông dự kiến sẽ thu được khoảng 1,3 - 1,4 tấn tiêu khô.
Vậy nhưng do tiêu non rụng quá nhiều, bây giờ khả năng sẽ chỉ còn thu được chừng 1 tấn. Xung quanh đây hầu như vườn nào cũng xuất hiện tiêu rụng hạt.
Có hộ tìm mua thuốc về xử lý, song cũng có hộ cứ để mặc chứ không dám tự tiện bơm thuốc.
Tương tự, vườn tiêu của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (cùng ở thôn 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cũng liên tiếp xuất hiện tình trạng hạt tiêu non bị rụng chừng 2 tháng đổ lại đây. Theo lời chị Thảo, vườn tiêu nhà chị năm nay không sai lắm nhưng chẳng hiểu sao vẫn rụng rất nhiều.
“250 trụ tiêu này mỗi năm mình bón khoảng 1 tạ phân hóa học, bơm thuốc phòng bệnh đầy đủ và bón lót thêm phân chuồng. Tiêu xanh và phát triển bình thường nhưng chùm hạt vẫn bị rụng.
Điều lạ là, chùm hạt rụng không có biểu hiện bị thối đen mà vẫn xanh tươi như khi còn ở trên cây”-chị Thảo cho biết.
Năm nay, thời tiết ít mưa nên người trồng tiêu phần nào vơi bớt nỗi lo vì bệnh chết nhanh, chết chậm hoành hành như các năm trước đây.
Tuy vậy, trước tình trạng tiêu non bị rụng xảy ra tại các vườn tiêu, người trồng tiêu tại huyện Ia Grai đang rất lo lắng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Lân Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai, cho biết:
Hiện tại, theo thông tin tại các địa phương báo về chưa ghi nhận diễn biến bất thường tại các vườn tiêu của người dân. Trước tình hình này, chúng tôi sẽ cử cán bộ xuống điều tra, xác minh lại vấn đề để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Kể từ khi phong trào nuôi tôm công nghiệp tự phát tăng cao, nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và thắp sáng “nóng” lên hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng điện không an toàn đang là vấn đề đáng báo động.
165ha mặt nước nuôi thuỷ sản ở phường Hà An (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp hơn 10 tỷ đồng. Do được đầu tư đồng bộ nên nhiều hộ dân trên địa bàn phường đã đầu tư kinh phí nuôi nhiều giống thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình phải kể tới là hộ anh Nguyễn Hữu Phước.
Thay vì chỉ trồng và nuôi một loại cây, con như trước, những năm gần đây, nhiều nông dân đã chọn cách trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều loại con đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giảm thiểu rủi ro về mất vốn.
Nhiều ngày qua giá heo trên thị trường tăng mạnh khiến người chăn nuôi rất phấn khởi. Từ giá 46-47 ngàn đồng/kg vào tháng trước, hiện giá heo hơi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã tăng lên 53-54 ngàn đồng/kg, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Bao trái xoài bằng túi xốp hiện không còn là kỹ thuật xa lạ đối với nhà vườn. Nếu như trước đây, bao trái bằng túi xốp chỉ được ứng dụng ở các mô hình trình diễn thì giờ đây kỹ thuật này trở thành phổ biến.