Đồng Tháp: Năm 2014, Xây Dựng Mô Hình Thí Điểm Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nhãn, Cá Điêu Hồng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương vừa ký Quyết định phê duyệt 2 Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn, cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn được thực hiện tại hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành (xã An Nhơn, huyện Châu Thành). Dự án này có quy mô trên 100ha (76 hộ dân). Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nhãn theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn đạt chuẩn mực về an toàn thực phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
HTX cá điêu hồng Bình Thạnh (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh) là nơi thực hiện Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng. Dự án này có quy mô khoảng 50 lồng, bè nuôi cá điêu hồng. Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng cơ chế liên kết giữa các thành viên trong chuỗi và kế hoạch sản xuất, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu; trên cơ sở đó đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng bền vững của từng thành viên và toàn bộ chuỗi.
Đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa trong chuỗi liên kết; đảm bảo ổn định tiêu thụ hàng thủy sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất thủy sản.
Theo Quyết định, Sở Công Thương là chủ 2 dự án trên. Cả hai dự án sẽ hoàn thành trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Hiện trang trại đang có 16 nhà trồng nấm, với số lượng lên đến 250.000 bịch mỗi đợt. Sau 2 tháng đưa lên giàn chăm sóc, nấm sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, mỗi bịch thu được khoảng 4-5kg nấm tươi và sau mỗi vụ nấm khoảng 6 tháng, mỗi nhà nấm cho thu hoạch gần 1 tấn nấm khô, trị giá khoảng 120 triệu đồng.
Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk Mil thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cây cà phê theo hướng bền vững trên địa bàn huyện đang được xem là một giải pháp lâu dài và hết sức cần thiết. Người dân cũng đã dần tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi bò đã được cán bộ Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên giới thiệu về đặc tính sinh trưởng của các loại giống bò hiện có tại Việt Nam; Phổ biến các kiến thức về kỹ thuật trồng các loại cỏ và giới thiệu một số loại cỏ cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: cỏ sả, cỏ VA06, cỏ Mulato;
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 8, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.195,2 ha rừng các loại, đạt 100,8% kế hoạch đề ra.
Với tổng kinh phí gần 360 triệu đồng, tháng 5/2014, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã đã đưa vào trồng thử nghiệm 6ha, trong đó: 3ha lúa chịu hạn PT13 và 3ha trồng các loại cây họ đậu cải tạo đất (đậu mèo, đậu triều, đậu nho nhe). 201 hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc. Sau hơn 4 tháng đưa vào trồng thử nghiệm, đến nay diện tích trồng lúa chịu hạn đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 35 – 40 tạ/ha.