Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi lo đàn bò sữa khi gia nhập TPP

Nỗi lo đàn bò sữa khi gia nhập TPP
Ngày đăng: 25/10/2015

Với ngành chăn nuôi của Việt Nam trước “sân chơi” TPP, bò sữa đang là vấn đề được nhiều người quan tâm; trong đó, đàn bò sữa Lâm Đồng là một trong những mối quan tâm đặc biệt (Lâm Đồng là một trong 10 trung tâm bò sữa của cả nước).

Trong vài năm gần đây, Lâm Đồng là tỉnh có đàn bò sữa tăng khá nhanh về số lượng: Đến đầu năm 2015, tổng đàn bò sữa của tỉnh đã lên đến 13.600 con - bằng 148% so với kế hoạch cả năm 2015, tăng 78% so với năm 2013.

Và chỉ trong 9 tháng 2015 vừa qua, con số này đã tăng vọt lên 15.720 con.

Ước mỗi ngày, đàn bò sữa Lâm Đồng với khoảng 60% trong tổng đàn 15.700 con đang được khai thác sữa sẽ cho khoảng 115 tấn.

Mặc dầu đàn bò sữa của Lâm Đồng tăng với tốc độ phi mã nhưng so với nhu cầu sữa nguyên liệu của các nhà máy chế biến sữa trong cả nước thì con số 115 tấn sữa mỗi ngày của Lâm Đồng không thấm tháp vào đâu.

Số liệu của Bộ NN-PTNT cho thấy, hiện đến lúc này, lượng sữa nguyên liệu trong toàn quốc chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu nguyên liệu sữa của các nhà máy chế biến trong nước.

 

Bò sữa trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân

Trước khi Việt Nam gia nhập TPP, Lâm Đồng đã có những động thái khá tích cực đối với đàn bò sữa của tỉnh.

Theo quy hoạch phát triển đàn bò sữa tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020, cả tỉnh sẽ nâng tổng đàn bò sữa lên khoảng 40.000 con, sản lượng sữa mỗi năm đạt khoảng 180.000 tấn.

Thời gian gần đây, Lâm Đồng đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và chế biến bò sữa.

Trong đó, đáng kể nhất là mới đây, Lâm Đồng cùng với Vinamilk đã ký kết văn bản thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2020.

Theo đó, Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện cho Vinamilk xây dựng từ 2 - 3 trang trại chăn nuôi bò sữa với tổng đàn khoảng 10.000 con.

Về phía Vinamilk, cùng với triển khai các cơ sở chế biến, đông lạnh, tiệt trùng...

đơn vị này sẽ đảm bảo thu mua khoảng 90% sữa nguyên liệu trong dân ở Lâm Đồng.

Cạnh tranh về giá

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương là cơ hội để nhiều ngành kinh tế Việt Nam phát triển nhưng đây cũng chính là “sân chơi” đầy thách thức đối với nền kinh tế của một quốc gia có sự phát triển chưa cao như Việt Nam.

Với riêng đàn bò sữa của Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung, vấn đề cạnh tranh giá cả giữa giá sữa ngoại với giá sữa nội đang là vấn đề được đặt ra một cách khá cấp thiết và cần được giải quyết một cách khoa học.

Cần nhấn mạnh, hiện Việt Nam chỉ mới đáp ứng khoảng 30% lượng sữa nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong nước.

Có nghĩa là Việt Nam vẫn còn “vùng trũng” về nguyên liệu bò sữa chiếm đến 70%.

Cũng có nghĩa là người Việt Nam hiện đang tiêu thụ đến 70% sữa bò được nhập từ nước ngoài về.

Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 220.000 con bò sữa, sản lượng sữa đạt hơn 1 triệu tấn/năm (Lâm Đồng chiếm 180.000 tấn); dự kiến, đến năm 2020, tổng đàn sẽ được nâng lên khoảng 500.000 con; trong đó có khoảng 40.000 con của Lâm Đồng.

Nhìn vào quy hoạch này, cứ ngỡ đàn bò sữa Lâm Đồng cùng với cả nước phát triển khá nhanh nhưng nếu nhìn vào “vùng trũng 70%” mà ngành bò sữa Việt Nam đang để cho nước ngoài tự do hoạt động mới thấy rằng ngành bò sữa Việt Nam nói chung và ngành bò sữa Lâm Đồng nói riêng vẫn còn nhiều việc phải làm trong quá trình gia nhập TPP.

Theo tính toán của nhiều hộ nông dân chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng, giá một lít sữa bò tươi hiện nay nếu được thu mua ở mức 12.000 đồng thì nông dân mới bắt đầu có lãi (trong thực tế, hầu hết các nhà máy đều thu mua ở giá từ 12.000 - 14.000 đồng/lít); nếu dưới mức 12.000 đồng, nông dân sẽ huề vốn hoặc lỗ nhẹ, còn nếu ở mức giá dưới 10.000 đồng/lít thì nông dân lỗ nặng.

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, giá sữa của thế giới trong thời gian gần đây đã giảm đáng kể; ở thời điểm hiện tại, 1kg sữa quy chuẩn chất lượng trên thị trường thế giới phổ biến ở mức 9.400 đồng (trong khi Việt Nam là 12.000 - 14.000 đồng).

Khi gia nhập TPP, với mức thuế giảm về 0% thì giá sữa này sẽ tiếp tục giảm.

Vậy, vì sao giá sữa bò của Lâm Đồng (và của cả Việt Nam) lại cao hơn nhiều so với mức giá của các nước khác, đặc biệt là các quốc gia trong “khối” TPP? Đến khi gia nhập TPP, rõ ràng là chính quyền không thể can thiệp được vào việc các doanh nghiệp thu mua hay không thu mua (nếu thu mua thì ở mức giá nào) sữa của nông dân;

Đồng thời, các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc nhập sữa nước ngoài về để hoàn nguyên (vì sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với thu mua sữa nguyên liệu trong tỉnh Lâm Đồng và trong cả nước).

Điều dễ dàng nhận thấy là chỉ trong tương lai gần, nông dân chăn nuôi bò sữa sẽ chịu nhiều thiệt thòi nếu như ngay từ bây giờ họ không tiến hành rà soát lại toàn bộ các khâu tổ chức sản xuất để hạ giá thành!


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Thạch Thất Điêu Đứng Vì Lúa Lép Hạt Ở Hà Nội Nông Dân Thạch Thất Điêu Đứng Vì Lúa Lép Hạt Ở Hà Nội

Đến kỳ thu hoạch vụ lúa đông xuân 2012-2013, nhưng nhiều hộ dân ở các xã, thị trấn thuộc huyện Thạch Thất (Hà Nội) đang như "ngồi trên đống lửa", bởi hàng trăm héc ta ruộng gieo cấy giống lúa BC15 (toàn bộ lượng giống này mua của Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình) đang dần hiện hữu mất mùa, năng suất dự kiến giảm 40-70% so với vụ trước do lúa bị lép hạt. Nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng giống lúa BC15 mà họ đã mua để gieo cấy là giống rởm?

25/05/2013
Dịch Lợn Tai Xanh Tái Phát Và Nguy Cơ Lan Rộng Rất Cao Ở Quảng Nam Dịch Lợn Tai Xanh Tái Phát Và Nguy Cơ Lan Rộng Rất Cao Ở Quảng Nam

Ngày 18.2, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) xác nhận sau một thời gian dài được khống chế trên địa bàn cả nước, dịch lợn tai xanh đã tái phát tại Quảng Nam.

20/02/2013
Giống Gà Ta Chưa Đáp Ứng Nhu Cầu Chăn Nuôi Trong Tỉnh Ở Bà Rịa - Vũng Tàu Giống Gà Ta Chưa Đáp Ứng Nhu Cầu Chăn Nuôi Trong Tỉnh Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Thông tin từ Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, do không có cơ sở nhân giống lớn nên giống gà ta hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Các trang trại quy mô từ 500 - 1.000 con/lần nuôi phải nhập giống từ tỉnh Bình Định hoặc các tỉnh miền Tây.

27/05/2013
"Nhanh Chân" Vực Dậy Ngành Cá Tra Tỷ Đô

Cách nay hơn 8 năm, cá tra từng được xem là “con cá vàng” của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do mỗi hecta nuôi cá tra có thể đạt lợi nhuận hàng tỷ đồng.

28/05/2013
Người Nuôi Nai Gặp Khó Ở Xã Hòa Kiến (Phú Yên) Người Nuôi Nai Gặp Khó Ở Xã Hòa Kiến (Phú Yên)

Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong nuôi nai nên nhiều hộ nuôi ở xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên) đã để nai bị chết trong lúc cắt nhung hay sinh đẻ. Vì thế, bà con đang rất cần được tham gia các lớp tập huấn nhằm khắc phục tình trạng này. Vấn đề này đã được đề xuất cách đây hơn một năm nhưng vẫn chưa được thực hiện.

28/05/2013