Cả Nước Có Khoảng 237 Hang Yến
Ông Lê Hữu Hoàng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa cho biết, kết quả điều tra khảo sát hang đảo yến năm 2014 của Công ty cho thấy, cả nước có khoảng 237 hang yến lớn nhỏ.
Trong đó, Khánh Hòa có 169 hang, Bình Định 16, Quảng Nam 9, Quảng Bình 4, Quảng Ngãi 3, Phú Yên 13, Ninh Thuận 9, Côn Đảo 14... Khánh Hòa là tỉnh có số lượng quần thể chim yến đảo lớn nhất nước. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ với nhiều hang động có cấu trúc phù hợp để chim yến sinh sống.
Được biết, trên cơ sở thành công trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển quần thể chim yến hàng tại các hang đảo ở địa bàn Vạn Ninh, Cam Lâm, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh cùng với việc ứng dụng các thành tựu trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến; các bí quyết kỹ thuật về nhân đàn, di đàn chim yến, Công ty đang phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nghiên cứu cấu trúc lồng hang, xác định những hang đảo có khả năng phát triển quần thể chim yến để thực hiện Đề án quy hoạch phát triển và quản lý các hang, đảo yến trên vùng biển tỉnh đến năm 2020. Hiện tại, Công ty đang quản lý khai thác 32 đảo yến với 169 hang yến. Theo đề án, Công ty sẽ quy hoạch phát triển thêm 63 đảo và hang yến mới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
Nguồn bài viết: http://www.baokhanhhoa.com.vn/kinh-te/201411/ca-nuoc-co-khoang-237-hang-yen-2354037/
Có thể bạn quan tâm
Trong khi đó, nhiều loại cây trồng, như: cao su, điều, mía... đang lâm vào cảnh khó khăn về thị trường và giá cả. Nhiều địa phương trong đó có Đồng Nai, đang diễn ra tình trạng, nông dân ồ ạt chặt bỏ những cây trồng kém hiệu quả chuyển sang cây tiêu.
Nuôi trồng thủy sản được coi là một trong những thế mạnh của người dân xã Bằng Lãng (Chợ Đồn - Bắc Kạn) trong những năm gần đây. Nhờ con cá mà nhiều hộ dân có nguồn thức ăn để cải thiện bữa ăn hàng ngày, có thêm thu nhập để vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu.
Nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ). BDSTAR lắp đặt dây chuyền sấy bã sắn nhằm góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bã sắn khô sau khi sấy dùng làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, năm nay nước lũ thấp và rút nhanh nên bà con tranh thủ xuống giống sớm hơn. Các loại giống mía được nông dân lựa chọn như K88-92, K84-95, KK3, KK6, ROC 16, ROC 22…
Tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, năm 2008 anh Nguyễn Xuân Duy, xã Đức Thắng (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên) về công tác ở Sở Thông tin – Truyền thông. Sau một thời gian làm ở cơ quan Nhà nước, “bỗng dưng” anh Duy xin nghỉ việc để về quê làm một anh nông dân “chân lấm, tay bùn”.