Áp Dụng VietGAP Để Nâng Cao Thu Nhập Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)
Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.
Trên những cánh đồng rau của Đức Trọng hôm nay ta dễ dàng nhận thấy những vườn bắp cải, xà lách, pố xôi xanh mướt, những luống ớt ngọt trĩu quả được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Trồng rau màu, rau sạch theo quy trình VietGAP, vừa đa dạng nông sản an toàn cung ứng cho thị trường, vừa giúp nông dân nâng cao thu nhập. Ông Lê Văn Thu – xã Tân Hội, huyện Đức Trọng cho hay, ban đầu cũng chưa biết cách ươm giống, trồng, chăm sóc ớt ngọt sao cho đúng quy trình VietGAP. Sau khi tìm đọc thêm tài liệu, sách, báo, tham gia các lớp tập huấn cũng như được sự hướng dẫn của cán bộ Phòng Nông nghiệp địa phương, đến nay, ông Thu đã thành thạo từng khâu kỹ thuật nên năng suất, mẫu mã, chất lượng sản phẩm đều tăng.
Ông Thu cho biết, từ khi trồng đến tháng thứ 3, ớt ngọt cho thu hoạch với năng suất lứa đầu đạt khoảng 800kg/1000m2. Nếu chăm sóc tốt, thường xuyên tưới nước thì với diện tích ớt ngọt này có thể cho thu hoạch quanh năm với sản lượng đạt từ 1,8 - 2 tấn quả. Ông Lê Văn Thu cho biết: “Từ khi chuyển từ trồng cà phê sang trồng rau màu theo quy trình VietGAP thì thời gian cho thu nhập ngắn hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong thời gian tới gia đình tôi tiếp tục mở rộng diện tích, chuyển từ trồng cà phê sang trồng rau màu để nâng cao thu nhập”.
Trước đây, khi trồng cà chua và cải dưa, cải thảo theo cách cũ, ông Phạm Xuân Khoa - xã Bình Thạnh - Đức Trọng thường quen bón nhiều đạm cho rau, vừa tốn kém vừa không đảm bảo an toàn lại còn ô nhiễm môi trường. Từ khi, chuyển sang trồng rau theo VietGAP, ông thấy lượng đạm bón cho rau được giảm tối đa, rau ngọt hơn và không độc hại nữa.
Đặc biệt, chăm sóc rau theo quy trình VietGAP giúp giảm được 20% lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, như vậy, trừ hết chi phí, với 4 sào cà chua bi và 7 sào rau này, mỗi năm, trung bình ông Khoa thu nhập khoảng 500 triệu đồng mỗi năm, cao hơn nhiều so với khi chưa áp dụng quy trình VietGAP. Ông Phạm Xuân Khoa vui vẻ nói: “Lúc đầu, khi áp dụng quy trình VietGAP cũng gặp khá nhiều khó khăn do đã quen với phương pháp canh tác thủ công và kinh nghiệm đã lâu, nhưng theo thời gian, nhận thấy VietGAP mang lại kết quả khả quan, ít tốn công, giảm chi phí đâu tư nhưng năng suất lại cao hơn. Sau 3 năm áp dụng VietGAP đến nay, gia đình đã tiết kiệm được một khoảng chi phí khá lớn mà năng suất hiệu quả lại tăng cao”.
Có thể nói, VietGAP là phương thức canh tác hiện đại, đảm bảo an toàn cho người trồng cũng như sản phẩm và không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, điều mà người trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trăn trở đó là người tiêu dùng chưa phân biệt được đâu là rau an toàn, nên giá cả đôi khi chưa thực sự tương xứng với công sức mà nông dân bỏ ra.
Nhiều nguồn rau không rõ xuất xứ nguồn gốc cũng “đội lốt” rau sạch của địa phương nên ảnh hưởng đến uy tín chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, ngành chức năng cần phối hợp với các địa phương xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn trên thị trường để nông dân yên tâm mở rộng diện tích trồng rau, tăng thu nhập. Đồng thời đẩy mạnh liên kết “4 nhà” để sản xuất, sơ chế, đóng gói sản phẩm, cung cấp cho cửa hàng, đại lý và chuỗi siêu thị rau sạch, đảm bảo giá cả ổn định, vừa đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất, vừa cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, hợp vệ sinh.
Có thể bạn quan tâm
Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.
Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.
Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.
Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.