Ninh Thuận Trồng Trôm Cho Thu Nhập Cao
Chúng tôi gặp anh Lê Ngọc Anh 62 tuổi ở thôn Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang bận rộn với công việc thu hoạch mủ trôm. Vườn trôm 400 cây chủ động bơm tưới đang vào thời kỳ cho mủ.
Mỗi ngày, anh thu 10- 15 kg mủ trôm tươi bán cho chủ vựa thu mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Gia đình anh có thu nhập mỗi ngày 500- 700 ngàn đồng từ 2 sào đất trồng cây trôm.
Trao đổi với người chủ vườn trôm bên sông Dinh, Lê Ngọc Anh cho biết trước đây anh trồng nho, trồng táo trên diện tích hai sào cho thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống gia đình. Do tuổi ngày càng cao không đủ sức mang bình bơm thuốc phòng trừ sâu bệnh cây táo nên anh chuyển qua trồng trôm.
Qua tìm hiểu các loài cây trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh, cuối năm 2011, anh quyết định mua 400 cây giống trôm về trồng xen trong vườn táo. Khi cây trôm hơn một năm tuổi, anh phá vườn táo đã già cỗi cho trôm vượt lên. Sau hơn hai năm trồng chăm sóc chu đáo, gốc trôm có đường kính 15- 20 cm, thân cao 3-4 mét. Anh bắt đầu thu hoạch mủ trôm từ đầu tháng 2 tới nay, tạo việc làm thường xuyên cho gia đình có bốn lao động.
”Tui mới đầu tư trên 500 triệu đồng xây dựng nhà nuôi yến. Gia đình phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trôm - yến phù hợp với sức khỏe người cao tuổi”, chỉ tay lên nhà yến mới xây dựng bên vườn trôm, anh Lê Ngọc Anh nói.
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn 20 năm chăm bẵm lũ rắn, lão nông Phan Kế Đông đã thuần hóa được cả những chú hổ mang phì hung dữ nhất. Từ một nông dân nghèo rớt mồng tơi, giờ lão đã có cơ ngơi tiền tỷ.
Tháng 9/2013, Trung tâm sách Kỷ lục VN tiếp tục triển khai hành trình quảng bá, ẩm thực đặc sản VN lần thứ 2/2013 và đã gửi hồ sơ đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á về 10 món ăn nổi tiếng và 8 đặc sản quà tặng của VN, trong đó có quế Trà Bồng.
Sau 11 tháng thả nuôi, anh Phong tuyển chọn thu trước gần 300 kg ba ba thương phẩm với giá bán trên 300.000 đ/kg, trừ hết chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng.
Từ nguồn kinh phí của cơ quan khuyến nông quốc gia, vụ Hè thu 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vị Thủy (Hậu Giang) kết hợp với xã Vị Thanh triển khai thực hiện thí điểm chương trình “Áp dụng 3 giảm, 3 tăng kết hợp với kỹ thuật trồng lúa sinh thái, tăng năng suất, nhưng giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới (gọi tắt SRI), tại cánh đồng mẫu lớn xã Vị Thanh.
Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), vụ vải thiều năm nay, huyện dành 500 triệu đồng từ ngân sách để hỗ trợ thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.