Ninh Thuận Trồng Trôm Cho Thu Nhập Cao

Chúng tôi gặp anh Lê Ngọc Anh 62 tuổi ở thôn Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang bận rộn với công việc thu hoạch mủ trôm. Vườn trôm 400 cây chủ động bơm tưới đang vào thời kỳ cho mủ.
Mỗi ngày, anh thu 10- 15 kg mủ trôm tươi bán cho chủ vựa thu mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Gia đình anh có thu nhập mỗi ngày 500- 700 ngàn đồng từ 2 sào đất trồng cây trôm.
Trao đổi với người chủ vườn trôm bên sông Dinh, Lê Ngọc Anh cho biết trước đây anh trồng nho, trồng táo trên diện tích hai sào cho thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống gia đình. Do tuổi ngày càng cao không đủ sức mang bình bơm thuốc phòng trừ sâu bệnh cây táo nên anh chuyển qua trồng trôm.
Qua tìm hiểu các loài cây trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh, cuối năm 2011, anh quyết định mua 400 cây giống trôm về trồng xen trong vườn táo. Khi cây trôm hơn một năm tuổi, anh phá vườn táo đã già cỗi cho trôm vượt lên. Sau hơn hai năm trồng chăm sóc chu đáo, gốc trôm có đường kính 15- 20 cm, thân cao 3-4 mét. Anh bắt đầu thu hoạch mủ trôm từ đầu tháng 2 tới nay, tạo việc làm thường xuyên cho gia đình có bốn lao động.
”Tui mới đầu tư trên 500 triệu đồng xây dựng nhà nuôi yến. Gia đình phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trôm - yến phù hợp với sức khỏe người cao tuổi”, chỉ tay lên nhà yến mới xây dựng bên vườn trôm, anh Lê Ngọc Anh nói.
Related news

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân

Triển vọng về giống khoai tây nguyên chủng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo trồng theo phương pháp khí canh đang mở ra hướng sản xuất khoai tây thương phẩm giá trị kinh tế cao, đồng thời hứa hẹn phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Thái Bình.

Anh Lê Minh Trung, 28 tuổi, ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên trong huyện áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.

Sau thành công từ mô hình nuôi cá vược thương phẩm của ông Hà Quang Minh (xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn, Diễn Châu - Nghệ An), 16 hộ khác trong xã đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư cải tạo ao đầm, mua cá giống về thả. Hiện nay, đàn cá đang phát triển tốt và hứa hẹn thành công.

Đu đủ đang là đối tượng cây trồng có hiệu quả, góp phần tăng thu quan trọng của nhiều hộ dân ở Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên).