Ninh Thuận Triển Vọng Cây Râu Mèo
Cây râu mèo là vị thuốc đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Râu mèo được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia.
Xuất phát từ thực tế trên, tháng 4-2012, Dược sĩ Bùi Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở Y tế đã vào miền Nam khảo sát đưa giống về trồng thử nghiệm trên diện tích 4.000m2 tại thôn An Thạnh (xã An Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận). Sau 3 tháng, thu hoạch được 2.000 kg, kết quả kiểm nghiệm hoạt chất râu mèo đều đạt và vượt tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ Y tế.
Nhờ sản phẩm chất lượng tốt, nên được thị trường chấp nhận. Năm 2013, Công ty cổ phần Dược phẩm 2-9 TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng cung cấp 3.000 kg cây râu mèo, trị giá 100 triệu đồng. Năm 2014, Công ty tiếp tục hợp đồng cung cấp 10.000 kg râu mèo.
Dược sĩ Bùi Văn Kỳ cho biết: Cây râu mèo thích nghi với nhiều loại đất, có thể trồng xen canh dưới tán vườn cây ăn quả. Các hộ dân có đất vườn, đất sản xuất kém hiệu quả đều có thể chuyển sang trồng cây râu mèo. Qua trồng thử nghiệm, cây râu mèo tự kháng bệnh, quá trình canh tác không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phát triển rất nhanh, phủ xanh mặt đất sau 1 tháng trồng, chịu nắng, chịu được nhiều mưa.
Phương pháp trồng, thu hái, chế biến đơn giản, bảo quản dễ dàng, đầu ra lớn, thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với trồng bắp, xoài, mít
Dược sĩ Bùi Văn Kỳ cho biết thêm, hiện nay có rất nhiều nông dân đến tham quan vườn dược liệu cây râu mèo và đặt vấn đề mua cây giống về trồng. Chúng tôi cam kết sẽ tặng cây giống, chuyển giao kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, giới thiệu các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Với ưu thế vượt trội, việc mở rộng diện tích trồng cây râu mèo sẽ góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, chống sa mạc hóa, giảm tối đa việc nhập khẩu nguyên dược liệu từ nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu Bình Thuận được biết đến như “thủ phủ” của trái thanh long. Không chỉ diện tích lớn mà chất lượng trái thanh long cũng hơn hẳn các nơi khác. Tuy nhiên vài năm trở lại đây trái thanh long Bình Thuận đang mất dần vị trí “độc tôn”
Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.
Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.
UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.
Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.