Ninh Thuận Triển Vọng Cây Râu Mèo

Cây râu mèo là vị thuốc đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Râu mèo được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia.
Xuất phát từ thực tế trên, tháng 4-2012, Dược sĩ Bùi Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở Y tế đã vào miền Nam khảo sát đưa giống về trồng thử nghiệm trên diện tích 4.000m2 tại thôn An Thạnh (xã An Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận). Sau 3 tháng, thu hoạch được 2.000 kg, kết quả kiểm nghiệm hoạt chất râu mèo đều đạt và vượt tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ Y tế.
Nhờ sản phẩm chất lượng tốt, nên được thị trường chấp nhận. Năm 2013, Công ty cổ phần Dược phẩm 2-9 TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng cung cấp 3.000 kg cây râu mèo, trị giá 100 triệu đồng. Năm 2014, Công ty tiếp tục hợp đồng cung cấp 10.000 kg râu mèo.
Dược sĩ Bùi Văn Kỳ cho biết: Cây râu mèo thích nghi với nhiều loại đất, có thể trồng xen canh dưới tán vườn cây ăn quả. Các hộ dân có đất vườn, đất sản xuất kém hiệu quả đều có thể chuyển sang trồng cây râu mèo. Qua trồng thử nghiệm, cây râu mèo tự kháng bệnh, quá trình canh tác không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phát triển rất nhanh, phủ xanh mặt đất sau 1 tháng trồng, chịu nắng, chịu được nhiều mưa.
Phương pháp trồng, thu hái, chế biến đơn giản, bảo quản dễ dàng, đầu ra lớn, thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với trồng bắp, xoài, mít
Dược sĩ Bùi Văn Kỳ cho biết thêm, hiện nay có rất nhiều nông dân đến tham quan vườn dược liệu cây râu mèo và đặt vấn đề mua cây giống về trồng. Chúng tôi cam kết sẽ tặng cây giống, chuyển giao kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, giới thiệu các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Với ưu thế vượt trội, việc mở rộng diện tích trồng cây râu mèo sẽ góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, chống sa mạc hóa, giảm tối đa việc nhập khẩu nguyên dược liệu từ nước ngoài.
Related news

Trên diện tích đất của những dự án hàng triệu đô la đầu tư nhưng mau chóng đóng cửa, bỏ hoang, nhiều hộ nông dân mạnh dạn thuê lại để đầu tư nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao.Đó là thực tế đã diễn ra ở Hà Tĩnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong thời gian 10 năm trở lại đây. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Mại ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà và bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà.“Đâm đầu vào đá”

Sáng 28-6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí chủ trì họp khẩn cùng các cơ quan chức năng TP rà soát, triển khai các biện pháp phòng chống dịch heo tai xanh đang “nóng” ở một số vùng của các tỉnh lân cận TP.

Ba Chẽ là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, với trên 79,8% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân trong huyện chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Không cam chịu cái nghèo khó đeo đẳng, nhiều gia đình ở Ba Chẽ đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo. Một trong những hướng đó là nuôi lợn rừng.

Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã xây dựng và thực hiện liên minh sản xuất (LMSX) lúa giống xác nhận bền vững, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực…

Những hộ dân của ấp Tân Hòa A (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) là một vùng đất bưng biền, hoang hóa đã không đầu hàng số phận, tìm được cách làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi của mình bằng mô hình: Trồng sen gương (sen lấy hạt non), kết hợp nuôi cá