Ninh Thuận tiếp tục nhân giống bò tót lai

Dự án lai tạo bò tót thế hệ F2 vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) phê duyệt với kinh phí 13 tỉ đồng, sau khi đề tài “Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò tót lai F1” được 2 sở KH-CN Ninh Thuận và Lâm Đồng cùng Vườn Quốc gia Phước Bình thực hiện thành công.
Trang trại bò tót tại Vườn Quốc gia Phước Bình đang thuần dưỡng 10 con bò tót lai F1, tuổi từ 2 - 4 năm, trọng lượng 300 - 400 kg/con, nặng gấp đôi bò nhà và đang tăng trưởng tốt.
Năm 2008, một con đực trong đàn bò tót gần 30 con cư trú ở các cánh rừng của 2 huyện miền núi Ninh Sơn, Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận) bỗng nhiên tách bầy, lang thang xuống rừng thuộc Tiểu khu 20 của Vườn Quốc gia Phước Bình. Sau đó vài tháng, con bò tót này đã phối với bò cái chăn thả của người dân địa phương để cho ra đời những con bò tót lai đầu tiên.
Có thể bạn quan tâm

TS. Đặng Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản (Trường đại học Cần Thơ), vừa có buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân về điều trị bệnh gan thận mủ ở cá tra. Theo TS. Oanh, ngoài các loại thuốc đặc trị, thị trường đã có vaccine ALPHA JECT Panga 1, chuyên phòng bệnh cho cá tra. Vaccine được nhập khẩu từ Na Uy, qua khảo nghiệm giúp cá chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong suốt quá trình nuôi.

Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.