Ninh Thuận tiếp tục nhân giống bò tót lai
Dự án lai tạo bò tót thế hệ F2 vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) phê duyệt với kinh phí 13 tỉ đồng, sau khi đề tài “Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò tót lai F1” được 2 sở KH-CN Ninh Thuận và Lâm Đồng cùng Vườn Quốc gia Phước Bình thực hiện thành công.
Trang trại bò tót tại Vườn Quốc gia Phước Bình đang thuần dưỡng 10 con bò tót lai F1, tuổi từ 2 - 4 năm, trọng lượng 300 - 400 kg/con, nặng gấp đôi bò nhà và đang tăng trưởng tốt.
Năm 2008, một con đực trong đàn bò tót gần 30 con cư trú ở các cánh rừng của 2 huyện miền núi Ninh Sơn, Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận) bỗng nhiên tách bầy, lang thang xuống rừng thuộc Tiểu khu 20 của Vườn Quốc gia Phước Bình. Sau đó vài tháng, con bò tót này đã phối với bò cái chăn thả của người dân địa phương để cho ra đời những con bò tót lai đầu tiên.
Related news
Không chỉ các tỉnh phía Nam, tại phía Bắc, hai tỉnh thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM là Thái Bình và Nam Định cũng đang đau đầu với bài toán kinh phí.
Cái sổ đỏ thấy nhẹ tênh nhưng đối với nông dân có giá trị vô cùng. Có người nhờ nó vượt qua cơn thắt ngặt, phất lên làm giàu, nhưng cũng có người làm ăn lận đận, sổ đỏ “cắm” mãi ở ngân hàng. Đó là thực tế đang diễn ra phổ biến ở ĐBSCL.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, trong mùa mưa 2015 Sở sẽ phối hợp với các địa phương trồng trên 764.000 cây phân tán để tăng mức độ che phủ.
Hiện tại, khoai lang tím Nhật không bị sâu có giá thu mua 3.000đ/kg, thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 3.000đ/kg. Tính ra, người trồng lỗ 60-70 triệu/ha.
Ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, cho biết: Từ đầu tháng 5 đến nay, giá hạt điều tại địa phương tăng mạnh nên người trồng điều có nguồn thu nhập đáng kể.