Ninh Thuận Phát Hiện Ổ Dịch Cúm Gia Cầm
Ngày 5/3, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) thông tin trong ngày đã có thêm tỉnh Ninh Thuận phát hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1.
Dịch cúm gia cầm xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước làm 300 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 500 con.
Ngoài ra, tại 4 tỉnh khác đang có dịch cúm gia cầm (Tây Ninh, Bạc Liêu, Hải Dương và Bình Dương) cũng phát sinh thêm các ổ dịch mới.
Tại Tây Ninh, ổ dịch cúm mới phát sinh tại 2 hộ chăn nuôi tại phường Ninh Sơn, TP Tây Ninh và xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, làm 336 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 1.261 con.
Tại Bạc Liêu, ổ dịch cúm mới phát sinh tại 1 hộ ở xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long làm 400 con gia cầm mắc bệnh và tiêu huỷ.
Tại Hải Dương, ổ dịch cúm mới phát sinh tại 2 hộ ở xã Toàn Thắng, huyện Gia Lộc làm 148 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 314 con.
Tại Bình Dương, ổ dịch cúm gia cầm mới phát sinh tại 4 hộ ở xã Bình Phú thuộc thị xã Tân Uyên làm 25 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ làm 4.925 con.
Như vậy, tính đến hết ngày 5/3, cả nước còn 69 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 23 tỉnh, thành. Toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ.
Cục Thú y nhận định nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.
Trước đó, ngày 4/3, Bộ NNPTNT đã có quyết định về việc xuất cấp, không thu tiền 14.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Trà Vinh, Nghệ An triển khai phòng chống dịch cúm gia cầm.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều năm qua, anh Nguyễn Đức Chí luôn kiếm tìm những giống cá mới có chất lượng để cung cấp cho thị trường. Vì vậy mà các chủ đầm, chủ trang trại nuôi thuỷ sản nước ngọt thường gọi anh là “hoa tiêu” cá giống.
Vụ Đông xuân 2011 - 2012, nông dân xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang ký kết hợp đồng nhân giống lúa thơm Jasmine 85 với Công ty Cổ phần Mêkông khoảng 7 ha.
Le le là một loài chim hoang dã, có nhiều ở vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người săn bắt le le tự nhiên để bán cho các nhà hàng làm món đặc sản. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và cũng muốn bảo tồn một loài chim có giá trị kinh tế cao, nhiều người đã tìm cách nuôi và cho sinh sản le le. Ông Sa Lê và ông Gồ Sa Ly (cả hai đều là người Chăm) là 2 điển hình nuôi le le thành công ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.