Ninh Thuận Phát Hiện Ổ Dịch Cúm Gia Cầm

Ngày 5/3, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) thông tin trong ngày đã có thêm tỉnh Ninh Thuận phát hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1.
Dịch cúm gia cầm xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước làm 300 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 500 con.
Ngoài ra, tại 4 tỉnh khác đang có dịch cúm gia cầm (Tây Ninh, Bạc Liêu, Hải Dương và Bình Dương) cũng phát sinh thêm các ổ dịch mới.
Tại Tây Ninh, ổ dịch cúm mới phát sinh tại 2 hộ chăn nuôi tại phường Ninh Sơn, TP Tây Ninh và xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, làm 336 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 1.261 con.
Tại Bạc Liêu, ổ dịch cúm mới phát sinh tại 1 hộ ở xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long làm 400 con gia cầm mắc bệnh và tiêu huỷ.
Tại Hải Dương, ổ dịch cúm mới phát sinh tại 2 hộ ở xã Toàn Thắng, huyện Gia Lộc làm 148 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 314 con.
Tại Bình Dương, ổ dịch cúm gia cầm mới phát sinh tại 4 hộ ở xã Bình Phú thuộc thị xã Tân Uyên làm 25 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ làm 4.925 con.
Như vậy, tính đến hết ngày 5/3, cả nước còn 69 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 23 tỉnh, thành. Toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ.
Cục Thú y nhận định nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao nếu các địa phương không thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.
Trước đó, ngày 4/3, Bộ NNPTNT đã có quyết định về việc xuất cấp, không thu tiền 14.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Trà Vinh, Nghệ An triển khai phòng chống dịch cúm gia cầm.
Related news

Mới 23 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Phú đã là chủ một trang trại nuôi lươn tại huyện Củ Chi, TP.HCM với lợi nhuận hơn 12 triệu đồng mỗi tháng. Ðây là mô hình nuôi lươn trong bể xi măng lần đầu được thử nghiệm thành công tại huyện Củ Chi.

Nhiều DN đang mua điều tươi với giá rất cao, nếu chế biến để bán ngay sẽ lỗ, còn lưu kho đợi giá tăng mới bán thì nhiều rủi ro

Hiện đang là thời điểm thích hợp để đưa các giống thủy sản vào nuôi trồng, vì vậy thời gian qua Chi cục Thủy sản tỉnh đã tích cực chỉ đạo nông dân tập trung chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, con giống, thức ăn nhằm phát triển chăn nuôi thủy sản ngay từ đầu vụ, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Ngày 2-3, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội nghề cá Việt Nam, đại diện các tỉnh khu vực ĐBSCL đã tham dự đại hội thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam.

Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư nuôi cá tầm tại hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, đó là công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khánh Hoà từ năm 2009.