Ninh Sơn Nhân Rộng Những Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp Hiệu Quả
Những mô hình phát triển kinh tế mới trên địa bàn huyện Ninh Sơn thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực và đang từng bước phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Sơn, từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn huyện đã và đang triển khai 13 mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp từ các nguồn vốn hỗ trợ. Bên cạnh việc tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp, phát triển và nhân rộng các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, các mô hình được triển khai thí điểm còn góp phần đưa tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi dần tập quán canh tác cũ của nông dân.
tại xã Lương Sơn.
Giới thiệu với chúng tôi về những mô hình sản xuất nông nghiệp đã triển khai và đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã Lương Sơn, bà Vương Thị Lam, Chủ tịch Hội Nội dân xã cho biết: Từ năm 2012, có nhiều mô hình đã được triển khai và bước đầu đem lại hiệu quả rõ nét.
Từ những mô hình thử nghiệm hiệu quả, nhiều hộ dân sau khi được tập huấn, hướng dân kỹ thuật đã mạnh dạn đầu tư phương tiện, xây dựng chuồng trại, thay đổi thói quen làm ăn manh mún, mở rộng quy mô sản xuất để vươn lên làm giàu. Gần đây nhất là hai mô hình: canh tác lúa “1 phải, 5 giảm” và “trồng thử nghiệm cây măng tây xanh” đang đem lại cho bà con nông dân nhiều tín hiệu vui. Mô hình canh tác lúa “1 phải, 5 giảm” được triển khai từ vụ hè-thu năm 2013 trên diện tích 1 ha và có 2 hộ tham gia.
Nông dân được hỗ trợ giống lúa xác nhận, một phần vật tư và thường xuyên được theo dõi, tập huấn, hướng dẫn canh tác, năng suất lúa bình quân đạt 6,2 tấn/ha, tăng từ 5-6 tạ/ha so với trước đây. Bước sang vụ hè-thu năm nay, tuy không còn được hỗ trợ lúa giống, vật tư nhưng sau khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật, 30 hội viên Hội Nông dân của xã đã đăng ký sản xuất theo mô hình “1 phải, 5 giảm”.
Mô hình trồng thử nghiệm măng tây xanh được triển khai cho 2 hộ dân với diện tích 3 sào từ cuối năm 2012 đến nay đã cho thu hoạch thường xuyên và đem lại nguồn thu nhập ổn định. Chị Nguyễn Thị Hải, một trong 2 hộ tham gia mô hình cho biết: Trước đây, gia đình chủ yếu canh tác lúa, bắp… năng suất không ổn định, nên thu nhập bấp bênh. Sau khi chuyển đổi sang trồng cây măng tây tuy chỉ cho thu hoạch trong mùa nắng nhưng được thu hoạch thường xuyên, măng tây có giá trị kinh tế cao nên đã góp phần làm tăng nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Cùng với các mô hình trồng trọt, mô hình nuôi bò vỗ béo cũng đang đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân xã Hòa Sơn. Chị Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Sơn cho biết, từ nguồn vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới, từ tháng 4-2013, 10 hộ dân của xã được vay ưu đãi lãi suất thấp 30 triệu đồng/1 hộ để mua bò. Nhờ thường xuyên giám sát, hướng dẫn kỹ thuật, phòng, chống dịch bệnh hiệu quả nên chỉ sau 4-5 tháng, một số hộ có bò phát triển nhanh, đã có thể bán và thu lãi trên 10 triệu đồng.
Ngoài những mô hình được các dự án và nguồn vốn từ ngân sách đầu tư, một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình “1 lúa, 1 cá”; “Nuôi gà đẻ ấp trứng bán gà con”; trồng rau xanh, nuôi heo đen và trồng xoài cát Hòa Lộc…
Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, hội nghị, hội thảo đầu bờ đối với các mô hình, dự án đã và đang triển khai để tuyên truyền sâu rộng, giúp nhân dân nắm bắt thông tin và chủ động triển khai nhân rộng tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Mùa lũ 2015, mực nước trên đồng thấp là điều kiện cho chuột sinh sôi, nảy nở tràn lan.
Người nông dân trồng các loại rau theo yêu cầu của cửa hàng, bảo đảm số lượng cung cấp; ngược lại, phía cửa hàng RAT phải bao tiêu sản phẩm mà người trồng rau sản xuất ra theo kế hoạch đã thống nhất với giá cao hơn rau sản xuất đại trà.
Ngày 16/11/2015, tại xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh tổ chức tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn.
Nhờ điều kiện đất đai thích hợp và học hỏi kinh nghiệm trồng cây có múi cho trái nghịch mùa, đời sống người dân các xã của huyện mới Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), thuộc vùng lõi Chiến khu Đ trong hai cuộc kháng chiến, giờ khá lên trông thấy.
Trong vài năm qua, Na Uy đã cắt giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi cá hồi xuống mức gần như bằng không. Điều này đã dẫn đến một ngành công nghiệp phát triển mạnh và giảm nguy cơ kháng kháng sinh ở người.