Ninh Bình Thả Nuôi Thử Nghiệm 22,5 Vạn Giống Cá Nác Hoa

Vừa qua, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả thả giống cá nác hoa trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”.
Cá Nác hoa (Boleophthalmus pectinirostris) là loài cá nước lợ, phân bố chủ yếu ở các bãi triều ven biển và vùng cửa sông, cửa lạch các tỉnh ven biển miền Bắc. Đây là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong nước chưa đủ cung cấp cho thị trường nội địa.
Thời gian qua, Sở KHCN đã hợp tác với Chi cục Thủy sản để triển khai đề tài nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm với mục tiêu hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa phù hợp với vùng biển Kim Sơn, từ đó phổ biến mô hình cho các hộ nuôi trong vùng.
Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2014, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành khảo sát chọn địa điểm và chọn 1 hộ xây dựng mô hình đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng. Từ đầu tháng 4 đến nay, trên diện tích 1,5 ha, hộ thực hiện mô hình đã tiến hành thả 22,5 vạn con giống cá Nác hoa với cỡ giống từ 2-4 cm.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy cá Nác hoa sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao (trên 70%). Bước đầu có thể khẳng định điều kiện tự nhiên tại vùng biển Kim Sơn khá phù hợp với loài cá này. Thời gian tới Ban chủ nhiệm đề tài sẽ tiếp tục bám sát cơ sở để hướng dẫn hộ nuôi tiếp tục thả giống đồng thời chăm sóc, quản lý ao nuôi, ghi chép theo dõi số lieu.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi chim bồ câu Pháp rất đơn giản, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả cao. Hiện mô hình này đang được bà con nông xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện và nhân rộng.

Ông Nguyễn Ngọc Song (thôn 4 Cao Triều - Quảng Công - Quảng Điền - Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi tôm được gần 10 năm, song trước đây, các động cơ phục vụ nuôi tôm như động cơ sục khí hay máy bơm nước đều sử dụng dầu diesel. Thời gian gần đây, tôi chuyển sang sử dụng động cơ điện.

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.

Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.