Ninh Bình Thả Nuôi Thử Nghiệm 22,5 Vạn Giống Cá Nác Hoa

Vừa qua, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả thả giống cá nác hoa trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”.
Cá Nác hoa (Boleophthalmus pectinirostris) là loài cá nước lợ, phân bố chủ yếu ở các bãi triều ven biển và vùng cửa sông, cửa lạch các tỉnh ven biển miền Bắc. Đây là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong nước chưa đủ cung cấp cho thị trường nội địa.
Thời gian qua, Sở KHCN đã hợp tác với Chi cục Thủy sản để triển khai đề tài nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm với mục tiêu hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa phù hợp với vùng biển Kim Sơn, từ đó phổ biến mô hình cho các hộ nuôi trong vùng.
Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2014, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành khảo sát chọn địa điểm và chọn 1 hộ xây dựng mô hình đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng. Từ đầu tháng 4 đến nay, trên diện tích 1,5 ha, hộ thực hiện mô hình đã tiến hành thả 22,5 vạn con giống cá Nác hoa với cỡ giống từ 2-4 cm.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy cá Nác hoa sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao (trên 70%). Bước đầu có thể khẳng định điều kiện tự nhiên tại vùng biển Kim Sơn khá phù hợp với loài cá này. Thời gian tới Ban chủ nhiệm đề tài sẽ tiếp tục bám sát cơ sở để hướng dẫn hộ nuôi tiếp tục thả giống đồng thời chăm sóc, quản lý ao nuôi, ghi chép theo dõi số lieu.
Related news

Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.

Những tháng đầu năm 2013, nghề nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá cá tra không ổn định và thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài... dẫn đến diện tích nuôi cá giảm.

Trước tình hình chất lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam đang giảm sút mạnh, có nguy cơ mất thương hiệu trên thị trường thế giới, Bộ NN-PTNT vừa đưa ra hướng dẫn kỹ thuật và phương pháp thu câu, xử lý, sơ chế, bảo quản cá ngừ khai thác bằng nghề câu, đồng thời xây dựng và chuẩn bị triển khai đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

Trước thực trạng người chăn nuôi đang gặp khó khăn vì thua lỗ do dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động tổ chức các chuỗi liên kết nhằm hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Đây là bước đi tích cực, phù hợp, không chỉ đem lại lợi ích cho các "nhà" tham gia chuỗi sản xuất - tiêu thụ mà còn là một biện pháp bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.

Ông Nguyễn Tiến Đức – Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết, tháng 12.2012, xã được UBND TP.Việt Trì đầu tư triển khai thí điểm mô hình nuôi gà ri lai thả vườn, đồi. Ban đầu, xã được nhận 7.000 con gà ri lai 2 ngày tuổi cấp cho 35 hộ dân ở 10 khu dân cư, trung bình mỗi hộ được nhận 200 con gà (hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, thuốc thú y).