Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Niềm vui trúng mùa, được giá

Niềm vui trúng mùa, được giá
Ngày đăng: 09/10/2015

Nông dân phấn khởi

Huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) là nơi thu hoạch mía sớm nhất ở khu vực ĐBSCL.

Những ngày này nông dân phấn khởi khi mía đầu vụ được giá và dễ tiêu thụ. Ông Lê Văn Gàn, ngụ ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, mừng rỡ:

“Vụ này gia đình tôi trồng 7 công mía giống GOC 16, hiện nhiều thương lái tới hỏi mua với giá 970 đồng/kg. Thấy có lời nên tui bán hết và thu tiền ngay, lợi nhuận được hơn 20 triệu đồng sau khi trừ chi phí”.

Cùng niềm vui trên, ông Trương Văn Hiền, Chủ nhiệm Câu lạc bộ 200 tấn mía ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tâm sự:

“Đã lâu lắm rồi, nông dân trồng mía huyện Phụng Hiệp mới được nở nụ cười trở lại, nhờ thương lái và các nhà máy tất bật mua mía”.

Theo ông Hiền, liên tục 3 năm trước chuyện bán mía thật sự là nỗi ám ảnh đối với nông dân Phụng Hiệp cũng như nhiều nơi khác.

Nguyên nhân do giá mía thấp, rồi bị thương lái chê không mua, bị nhà máy hạ chữ đường bởi chất lượng không đạt khiến nông dân thua thiệt trăm bề. Bây giờ mọi việc đã được cải thiện và nông dân muốn bán mía lúc nào cũng được, giá cả rất tốt.

 

Vận chuyển mía nguyên liệu về Nhà máy đường Vị Thanh - Hậu Giang để chế biến

Chỉ chúng tôi ruộng mía vừa mới bán với giá 1.000 đồng/kg, ông Trần Văn Xuân, ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, bộc bạch:

“Nhờ cây mía được giá nên nông dân tập trung chăm sóc chu đáo, vì thế năng suất đạt rất cao, tới 170 tấn/ha. Nếu 3 - 4 vụ trước trắng tay thì vụ này gia đình có lãi 30 triệu đồng/ha, đủ trang trải cuộc sống”.

Theo ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, toàn huyện có 7.805ha mía. Những ngày qua, nông dân các xã đã thu hoạch khoảng 1.000ha và đang tiếp tục thu hoạch cao điểm trong tháng này và tháng sau.

Năm nay nhờ lũ nhỏ nên nông dân không còn lo “đốn mía chạy lũ” như những năm trước. Vì vậy, bà con có điều kiện đầu tư nhằm tăng chữ đường trong cây mía tăng cao và bán được giá hơn.

Ổn định vùng nguyên liệu

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá đường cát trên thị trường đang dao động 13.000 - 14.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 1.500 đồng/kg. Cũng nhờ giá đường ở mức cao nên các nhà máy đã nâng giá mua mía nguyên liệu tăng theo hướng có lợi cho nông dân.

Cũng theo hiệp hội, trong 9 nhà máy đường ở ĐBSCL, đến cuối tháng 9 đã có 4 nhà máy hoạt động, dự kiến trong tháng 10 này, cả 5 nhà máy còn lại sẽ đồng loạt vào vụ mới. Như vậy, lượng mía thu mua tới đây sẽ tăng lên.

Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), nhìn nhận:

“Dù giá mía đầu vụ khá cao nhưng vài ngày qua, nhà máy tiếp tục nâng giá mua mía nguyên liệu lên mức 1.050 - 1.100 đồng/kg.

Với giá này, các nhà máy chế biến đường gần như không có lãi, nhưng vẫn phải mua bởi thời gian qua nhiều nơi giảm diện tích trồng mía, dẫn tới nguy cơ thiếu nguyên liệu hoạt động của các nhà máy”.

Theo ước tính, vụ này ở tỉnh Hậu Giang đã giảm khoảng 1.500ha mía so vụ trước; huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cũng giảm hơn 800ha; ở Cà Mau, Trà Vinh, Long An… hàng loạt diện tích mía bị phá bỏ để trồng cây khác.

Ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cù Lao Dung, trăn trở:

“Do mấy năm rồi cây mía giá thấp quá, nông dân thua lỗ kéo dài nên bỏ mía.

Trong 3 năm gần đây, diện tích mía từ 8.200ha đã giảm còn 6.600ha và mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của huyện đến năm 2020 là ổn định 6.500ha mía.

Nếu các nhà máy đường không đẩy mạnh đầu tư vùng nguyên liệu, bao tiêu đầu ra, duy trì giá ở mức cao… thì cây mía sẽ tiếp tục bị con tôm và các loại cây con khác lấn át

. Một khi diện tích mía đồng loạt giảm, các nhà máy đường sẽ lâm nguy vì không đủ nguyên liệu hoạt động”.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, để cây mía được giá thì sản phẩm đường trên thị trường cần có giá tốt. Thế nhưng giá đường cao hay thấp, bán nhanh hay chậm… còn do thị trường quyết định.

Cái khó của các nhà máy đường trong nước là chi phí sản xuất còn cao, cơ chế về nhập khẩu và xuất khẩu đường chưa nhất quán; lo ngại nhất là đường cát Thái Lan nhập lậu vào nước ta rất lớn và bán giá thấp sẽ “đè” đường nội. Đây là vấn đề đã tồn tại nhiều năm, cần nhanh chóng giải quyết thấu đáo để phát triển căn cơ ngành mía đường.


Có thể bạn quan tâm

Cẩn Trọng Với Táo Trung Quốc Cẩn Trọng Với Táo Trung Quốc

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa công bố, 7 tháng đầu năm, lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 58% so với hàng nhập khẩu từ nước khác. Thông tin này làm người tiêu dùng không khỏi băn khoăn bởi lượng táo TQ nhập nhiều như vậy đã đi đâu?

22/08/2014
Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ Nỗi Lo Từ Nghề Lưới Lừ

Khai thác thủy sản bằng lưới lừ không mang tính chất huy diệt như giả cào, xung điện nhưng lại làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm một cách nghiêm trọng. Vấn đề này đã và đang trở thành mối lo ngại của chính quyền địa phương.

03/09/2014
Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa Một Con Bò Sữa Hơn Cả Hecta Lúa

Huyện Lâm Hà nằm kế cận trung tâm chăn nuôi bò sữa của tỉnh là Đơn Dương. Ấy nhưng, suốt vài chục năm qua, khi nông dân ở “trung tâm bò sữa” - Đơn Dương ăn nên làm ra trông thấy từ con vật nuôi này, thì Lâm Hà xem ra vẫn... bình chân như vại trước một cơ hội làm giàu từ con bò sữa.

22/08/2014
Nhân Rộng Mô Hình Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh Ở An Đức (Bến Tre) Nhân Rộng Mô Hình Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh Ở An Đức (Bến Tre)

Tháng 7-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đã xây dựng mô hình vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh ở xã An Đức, huyện Ba Tri. Vùng nuôi được triển khai ở ấp 9 với tổng diện tích 100ha, phù hợp với qui hoạch của địa phương, giao thông, thủy lợi thuận lợi.

03/09/2014
Di Linh Xuất Hiện Rầy Nâu Hại Lúa Hè Thu Di Linh Xuất Hiện Rầy Nâu Hại Lúa Hè Thu

Đến đầu tháng 8/2014, bà con nông dân huyện Di Linh đã hoàn tất việc gieo cấy lúa ruộng vụ hè thu. Theo Trung tâm Nông nghiệp huyện, trong vụ hè thu năm nay, toàn huyện đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy được trên 2.000ha lúa ruộng.

22/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.