Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Niềm Vui Lớn Từ Ngân Hàng Bò

Niềm Vui Lớn Từ Ngân Hàng Bò
Ngày đăng: 08/05/2014

“Vui lắm, thế là sau gần 2 năm nhận bò giống, nay đã có bê để luân chuyển, gia đình mình thực sự đã được sở hữu con bò giống của "ngân hàng bò" rồi đấy!”.

Chị Lò Thị Kiệu ở bản Cảnh Lay, xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) bày tỏ niềm vui, sau bao công sức vất vả bỏ ra để chăm sóc con bò giống mà chị nhận từ Chương trình “ngân hàng bò” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ. Gia đình chị Kiệu là một trong số 100 hộ nghèo trên địa bàn huyện Điện Biên Đông được hưởng lợi từ chương trình dự án đã triển khai từ đầu năm 2012 đến nay trên địa bàn.

Để dự án triển khai thực hiện hiệu quả, cùng với việc tham mưu cho UBND huyện thành lập ban quản lý dự án cấp huyện, cấp xã, Hội Chữ thập đỏ huyện Điện Biên Đông đã xây dựng chương trình phối hợp với Trạm Thú y huyện trong công tác quản lý, tiêm vaccine phòng bệnh và tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò sinh sản cho người dân.

Theo các tiêu chí dự án đề ra, các hộ được nhận bò phải được thôn, bản bình xét, lựa chọn phù hợp và đều phải ký cam kết thực hiện theo quy định. Đến nay tổng số đàn bò đã tăng lên 112 con, trong đó có 7 con đã được chuyển giao cho các hộ nghèo khác nuôi.

Bà Đào Thị Luyến - Phó Trưởng ban Công tác xã hội (Hội Chữ thập đỏ tỉnh Điện Biên) cho biết: Chương trình "ngân hàng bò" được triển khai thực hiện tại các huyện Điện Biên Đông, Mường Nhé, Điện Biên, Mường Ảng và Mường Chà.

Đến nay, đã có 392 con bò giống được hỗ trợ cho các hộ nghèo, gia đình chính sách. Ban quản lý dự án đã tổ chức luân chuyển hơn 30 con bò giống cho các hộ tiếp theo được hưởng lợi. Cách thức nuôi luân chuyển là các hộ được hỗ trợ bò giống nuôi đến khi bò sinh sản con bê đầu tiên và tiếp tục chăm sóc thêm 6 tháng tuổi, sau đó sẽ chuyển giao con bê này cho hộ nghèo khác nuôi.

Trong trường hợp bò giống đẻ lứa đầu là bê đực, Ban quản lý dự án huyện và xã thực hiện dự án sẽ chịu trách nhiệm thanh lý con bê đó. Cộng dồn số tiền thanh lý 2 con bê đực sẽ được dùng để mua 1 con bê cái và trao cho hộ nghèo khác trong địa phương nuôi… Thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục triển khai tại các huyện Mường Chà và Mường Ảng.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình Tổ, Đội Khai Thác Trên Biển Nhân Rộng Mô Hình Tổ, Đội Khai Thác Trên Biển

Để phát triển và nhân rộng mô hình tổ, đội khai thác thủy sản, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để ngư dân thấy được lợi ích của việc tổ chức khai thác hải sản theo tổ, đội, đặc biệt là các tổ, đội khai thác hải sản xa bờ, kết hợp với bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển.

19/06/2014
Mãng Cầu Xiêm Giảm Giá Hơn Một Nửa Mãng Cầu Xiêm Giảm Giá Hơn Một Nửa

Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có trên 500 ha mãng cầu xiêm, tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh…Sau một thời gian giá tăng cao, nay giá đã giảm mạnh.

22/05/2014
Nâm Nung Tranh Thủ Mọi Nguồn Lực Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Nâm Nung Tranh Thủ Mọi Nguồn Lực Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng

Những năm qua, chính quyền xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều dự án, chương trình để xây dựng giao thông nông thôn, điện thắp sáng, hội trường…, từng bước góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, cũng như đưa bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc.

22/05/2014
Ninh Bình Hội Thảo Đầu Bờ “Xây Dựng Mô Hình Ương Giống Cá Trắm Cỏ” Ninh Bình Hội Thảo Đầu Bờ “Xây Dựng Mô Hình Ương Giống Cá Trắm Cỏ”

Qua khảo sát các hộ nuôi trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chung của dự án đã chọn được 12 hộ dân của 2 xã để lựa chọn làm điểm triển khai dự án. Xã Khánh Tiên có 8 hộ, quy mô 2 ha; xã Yên Hòa có 4 hộ, quy mô 2 ha. Đây là những hộ có đủ năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật, khả năng đầu tư vốn sản xuất và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ trong vùng.

19/06/2014
Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.

19/06/2014