Niềm Vui Lớn Từ Ngân Hàng Bò

“Vui lắm, thế là sau gần 2 năm nhận bò giống, nay đã có bê để luân chuyển, gia đình mình thực sự đã được sở hữu con bò giống của "ngân hàng bò" rồi đấy!”.
Chị Lò Thị Kiệu ở bản Cảnh Lay, xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) bày tỏ niềm vui, sau bao công sức vất vả bỏ ra để chăm sóc con bò giống mà chị nhận từ Chương trình “ngân hàng bò” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ. Gia đình chị Kiệu là một trong số 100 hộ nghèo trên địa bàn huyện Điện Biên Đông được hưởng lợi từ chương trình dự án đã triển khai từ đầu năm 2012 đến nay trên địa bàn.
Để dự án triển khai thực hiện hiệu quả, cùng với việc tham mưu cho UBND huyện thành lập ban quản lý dự án cấp huyện, cấp xã, Hội Chữ thập đỏ huyện Điện Biên Đông đã xây dựng chương trình phối hợp với Trạm Thú y huyện trong công tác quản lý, tiêm vaccine phòng bệnh và tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò sinh sản cho người dân.
Theo các tiêu chí dự án đề ra, các hộ được nhận bò phải được thôn, bản bình xét, lựa chọn phù hợp và đều phải ký cam kết thực hiện theo quy định. Đến nay tổng số đàn bò đã tăng lên 112 con, trong đó có 7 con đã được chuyển giao cho các hộ nghèo khác nuôi.
Bà Đào Thị Luyến - Phó Trưởng ban Công tác xã hội (Hội Chữ thập đỏ tỉnh Điện Biên) cho biết: Chương trình "ngân hàng bò" được triển khai thực hiện tại các huyện Điện Biên Đông, Mường Nhé, Điện Biên, Mường Ảng và Mường Chà.
Đến nay, đã có 392 con bò giống được hỗ trợ cho các hộ nghèo, gia đình chính sách. Ban quản lý dự án đã tổ chức luân chuyển hơn 30 con bò giống cho các hộ tiếp theo được hưởng lợi. Cách thức nuôi luân chuyển là các hộ được hỗ trợ bò giống nuôi đến khi bò sinh sản con bê đầu tiên và tiếp tục chăm sóc thêm 6 tháng tuổi, sau đó sẽ chuyển giao con bê này cho hộ nghèo khác nuôi.
Trong trường hợp bò giống đẻ lứa đầu là bê đực, Ban quản lý dự án huyện và xã thực hiện dự án sẽ chịu trách nhiệm thanh lý con bê đó. Cộng dồn số tiền thanh lý 2 con bê đực sẽ được dùng để mua 1 con bê cái và trao cho hộ nghèo khác trong địa phương nuôi… Thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục triển khai tại các huyện Mường Chà và Mường Ảng.
Related news

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.

UBND tỉnh vừa quyết định thanh lý hơn 27,6ha rừng trồng bị thiệt hại do bão số 11 năm 2013 gây ra tại lô a, khoảnh 8 và 9, tiểu khu 597, xã Tam Sơn; lô a, b, c, d, e, f, g, h, i, khoảnh 2, tiểu khu 608, xã Tam Trà thuộc khu vực Núi Huỳnh (huyện Núi Thành) nằm trong lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh. Khu vực nêu trên trồng keo tai tượng vào năm 2008.

Dù đang sắp bước vào mùa mưa nhưng hầu hết các giếng khoan, giếng đóng của các hộ dân ở xã Bình Hải (Bình Sơn) đều khô khốc, nhất là ở hai thôn Thanh Thủy và Phước Thiện. Hàng chục hécta hành đang ngóng nước về để “duy trì sự sống”. Nhiều hộ dân phải mua nước về tưới cho hành với kinh phí không nhỏ.

Những ngày gần đây, ngư dân tỉnh Khánh Hòa được mùa cá nục, trong khi giá loại cá này vẫn ở mức cao đã giúp nhiều chủ tàu thu lãi hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến đi biển.

Ngoài yếu tố thời tiết năm nay thuận lợi, thì người nuôi cũng đã chủ động và có ý thức hơn trong việc thả nuôi theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo, đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến, thả con giống có nguồn gốc.