Những người lĩnh ấn tiên phong
Sự vào cuộc của họ được xem là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, đưa Hương Trà cán đích NTM vào cuối năm 2014 và tiến tới xây dựng xã NTM kiểu mẫu của Hà Tĩnh...
Các đoàn tham quan, học hỏi mô hình kinh tế của xã đội trưởng Trần Đăng Tuấn.
Đến thăm mô hình trang trại của anh Trần Đăng Tuấn ở xóm Tây Trà, chúng tôi không khỏi ngưỡng mộ trước tinh thần gương mẫu đi đầu trong làm ăn kinh tế của người xã đội trưởng này. Trên vùng đồi bao la, tiếp giáp với vườn cây ăn quả của hộ khác là vườn cam xanh mướt, sai quả của gia đình anh và đang hứa hẹn mùa thu hoạch bội thu.
Anh Tuấn chia sẻ: “Cách đây hơn 4 năm, gia đình tôi tiến hành trồng 1 ha cam, nuôi hươu để phát triển kinh tế. Đến năm 2014, chúng tôi liên kết với Công ty CP Chăn nuôi Mitraco nuôi lợn siêu nạc quy mô 5 con/lứa. Ngoài hàng trăm con gia cầm mang về nguồn thu nhập khá thường xuyên thì năm nay, cam chính thức cho quả, hươu bắt đầu cho nhung.
Đặc biệt, chúng tôi đã nuôi thành công 2 lứa lợn và thu lãi ròng 120 triệu đồng. Trang trại mặc dù mới cho kết quả bước đầu nhưng đã có nhiều hộ trên địa bàn và một số đoàn đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm”.
Không chỉ gia đình anh Tuấn, ở Hương Trà còn có mô hình chăn nuôi trâu, bò và trồng cây ăn quả của anh Phan Xuân Trường (Trưởng Công an), nuôi hươu của chị Phan Thị Hoa (cán bộ thú y) cùng 20 cán bộ, công chức khác đã có trang trại, gia trại hoặc đi đầu trong việc chỉnh trang khuôn viên để có thu nhập khá từ các vườn mẫu.
Từ các mô hình kinh tế, vườn mẫu của cán bộ địa phương, tiến bộ KHKT đã được ứng dụng, công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường, hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích được nâng lên.
Đến nay, toàn xã Hương Trà đã có 45 mô hình trồng trọt mỗi năm cho thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên, cá biệt, có những hộ thu nhập trên 1,5 tỷ đồng, giá trị từ cây ăn quả và ươm cây giống mỗi năm lên tới gần 5 tỷ đồng.
Cùng đó, chăn nuôi cũng có bước phát triển vượt bậc theo hướng sản xuất hàng hóa, nhất là các loại con chủ lực, giá trị chăn nuôi năm nay ước đạt gần 16 tỷ đồng (chiếm 36% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp).
Qua tìm hiểu được biết, Hương Trà đã có 3 mô hình nuôi lợn liên kết quy mô 300-1.200 con/lứa, hàng chục mô hình nuôi lợn liên kết quy mô nông hộ, 33 mô hình nuôi hươu và trâu, bò quy mô 5-32 con, đàn lợn đạt trên 3.000 con (tăng 365% so với 2010), đàn hươu 224 con...
Trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ cơ sở ở Hương Trà luôn nêu cao tinh thần làm việc mẫn cán, tận tụy, trách nhiệm, tập trung đổi mới lề lối làm việc, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân.
Không quản ngại vất vả, chế độ đãi ngộ chưa thực sự tương xứng, họ vẫn lăn lộn với cơ sở, bám nắm địa bàn, cùng nhân dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, luôn trăn trở trước những vấn đề trong thực tiễn. Được địa phương tạo điều kiện cùng với nỗ lực của từng cá nhân nên đến nay, tất cả công chức và bán chuyên trách đều đạt chuẩn về chuyên môn, trong đó, 16 người có trình độ đại học, 29 người trình độ chính trị từ sơ cấp trở lên.
Chủ tịch UBND xã Phan Thế Hòa cho rằng: Đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là các vị trí chủ chốt đã phát huy được tính tiên phong trong mọi phong trào, phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác, nói đi đôi với làm, xây dựng được sự đoàn kết, nhất trí cao trong đơn vị.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ Hương Trà cũng đã thể hiện rõ tinh thần xung kích, đi đầu trong xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, hiến đất, cây cối, tài sản, chỉnh trang khuôn viên vườn hộ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và đời sống văn hóa mới ở khu dân cư... xứng đáng là hạt nhân nòng cốt trong xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Phan Văn Khổng - Trưởng Ban điều hành Dự án ca cao, năm 2014 sẽ thực hiện theo phương thức “phối hợp với các cấp Hội Cựu chiến binh phát triển 450ha ca cao trồng xen trong vườn dừa cho những nông hộ có điều kiện, có quyết tâm, có đăng ký tự đầu tư trồng mới với UBND xã.
Chất lượng tôm giống luôn là vấn đề khó đối với lĩnh vực nuôi thủy sản, để chuẩn bị cho vụ nuôi mới 2015, ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng đang tập trung mọi biện pháp để khống chế tôm giống chất lượng kém nhập về địa phương, do Sóc Trăng lệ thuộc giống tôm các tỉnh nhập về trên 85%.
Trái măng cụt ở Chợ Lách có vị ngọt, ngon, đặc biệt là ở các xã Vĩnh Hòa, Long Thới, Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Thành và Phú Sơn. Trái măng cụt vùng này từng giúp nhiều nông dân đoạt giải cao trong các cuộc thi trái ngon ở Suối Tiên, Ngày hội Cây trái ngon - an toàn của tỉnh. Măng cụt còn được xem là loại trái ngon độc quyền của vùng Chợ Lách.
Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Những tháng gần đây, hàng trăm “thợ săn” từ các tỉnh phía Nam đổ về tỉnh Thừa Thiên- Huế tìm bắt loài địa sâm (dân địa phương gọi là giun biển) để cung cấp cho thương lái bán sang Trung Quốc. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50 ngàn đ. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg.