Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những người lĩnh ấn tiên phong

Những người lĩnh ấn tiên phong
Publish date: Wednesday. September 23rd, 2015

Sự vào cuộc của họ được xem là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, đưa Hương Trà cán đích NTM vào cuối năm 2014 và tiến tới xây dựng xã NTM kiểu mẫu của Hà Tĩnh...

Các đoàn tham quan, học hỏi mô hình kinh tế của xã đội trưởng Trần Đăng Tuấn.

Đến thăm mô hình trang trại của anh Trần Đăng Tuấn ở xóm Tây Trà, chúng tôi không khỏi ngưỡng mộ trước tinh thần gương mẫu đi đầu trong làm ăn kinh tế của người xã đội trưởng này. Trên vùng đồi bao la, tiếp giáp với vườn cây ăn quả của hộ khác là vườn cam xanh mướt, sai quả của gia đình anh và đang hứa hẹn mùa thu hoạch bội thu.

Anh Tuấn chia sẻ: “Cách đây hơn 4 năm, gia đình tôi tiến hành trồng 1 ha cam, nuôi hươu để phát triển kinh tế. Đến năm 2014, chúng tôi liên kết với Công ty CP Chăn nuôi Mitraco nuôi lợn siêu nạc quy mô 5 con/lứa. Ngoài hàng trăm con gia cầm mang về nguồn thu nhập khá thường xuyên thì năm nay, cam chính thức cho quả, hươu bắt đầu cho nhung.

Đặc biệt, chúng tôi đã nuôi thành công 2 lứa lợn và thu lãi ròng 120 triệu đồng. Trang trại mặc dù mới cho kết quả bước đầu nhưng đã có nhiều hộ trên địa bàn và một số đoàn đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm”.

Không chỉ gia đình anh Tuấn, ở Hương Trà còn có mô hình chăn nuôi trâu, bò và trồng cây ăn quả của anh Phan Xuân Trường (Trưởng Công an), nuôi hươu của chị Phan Thị Hoa (cán bộ thú y) cùng 20 cán bộ, công chức khác đã có trang trại, gia trại hoặc đi đầu trong việc chỉnh trang khuôn viên để có thu nhập khá từ các vườn mẫu.

Từ các mô hình kinh tế, vườn mẫu của cán bộ địa phương, tiến bộ KHKT đã được ứng dụng, công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường, hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích được nâng lên.

Đến nay, toàn xã Hương Trà đã có 45 mô hình trồng trọt mỗi năm cho thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên, cá biệt, có những hộ thu nhập trên 1,5 tỷ đồng, giá trị từ cây ăn quả và ươm cây giống mỗi năm lên tới gần 5 tỷ đồng.

Cùng đó, chăn nuôi cũng có bước phát triển vượt bậc theo hướng sản xuất hàng hóa, nhất là các loại con chủ lực, giá trị chăn nuôi năm nay ước đạt gần 16 tỷ đồng (chiếm 36% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp).

Qua tìm hiểu được biết, Hương Trà đã có 3 mô hình nuôi lợn liên kết quy mô 300-1.200 con/lứa, hàng chục mô hình nuôi lợn liên kết quy mô nông hộ, 33 mô hình nuôi hươu và trâu, bò quy mô 5-32 con, đàn lợn đạt trên 3.000 con (tăng 365% so với 2010), đàn hươu 224 con...

Trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ cơ sở ở Hương Trà luôn nêu cao tinh thần làm việc mẫn cán, tận tụy, trách nhiệm, tập trung đổi mới lề lối làm việc, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân.

Không quản ngại vất vả, chế độ đãi ngộ chưa thực sự tương xứng, họ vẫn lăn lộn với cơ sở, bám nắm địa bàn, cùng nhân dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, luôn trăn trở trước những vấn đề trong thực tiễn. Được địa phương tạo điều kiện cùng với nỗ lực của từng cá nhân nên đến nay, tất cả công chức và bán chuyên trách đều đạt chuẩn về chuyên môn, trong đó, 16 người có trình độ đại học, 29 người trình độ chính trị từ sơ cấp trở lên.

Chủ tịch UBND xã Phan Thế Hòa cho rằng: Đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là các vị trí chủ chốt đã phát huy được tính tiên phong trong mọi phong trào, phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác, nói đi đôi với làm, xây dựng được sự đoàn kết, nhất trí cao trong đơn vị.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ Hương Trà cũng đã thể hiện rõ tinh thần xung kích, đi đầu trong xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, hiến đất, cây cối, tài sản, chỉnh trang khuôn viên vườn hộ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và đời sống văn hóa mới ở khu dân cư... xứng đáng là hạt nhân nòng cốt trong xây dựng NTM.


Related news

Xả nước nhử lúa cỏ-đúng hay sai? Xả nước nhử lúa cỏ-đúng hay sai?

Sau thu hoạch lúa Đông Xuân, cánh đồng ấp Ngã Ngay (xã Tân Long - Mang Thít - Vĩnh Long) không cày ải, mà xả nước tràn đồng với lý do để nhử lúa cỏ, lúa lai. Cách làm này nhận được sự đồng tình của nhiều nông dân, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lợi bất cập hại.

Saturday. April 11th, 2015
Cơ sở sản xuất nấm linh chi lớn nhất Đông Triều (Quảng Ninh) Cơ sở sản xuất nấm linh chi lớn nhất Đông Triều (Quảng Ninh)

Đó là trại sản xuất nấm dược liệu linh chi Yên Tử của ông Tạ Đức Khương ở khu phố 2, thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Đây là một trong những nhân tố mới phát triển mô hình sản xuất nấm linh chi quy mô lớn theo chuỗi công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất khép kín ở huyện Đông Triều.

Saturday. April 11th, 2015
Sản xuất cà phê theo hướng hiệu quả, bền vững Sản xuất cà phê theo hướng hiệu quả, bền vững

Cà phê được xác định là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh và trình độ canh tác của nông dân. Ở tỉnh Sơn La, cây cà phê được quy hoạch tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố.

Saturday. April 11th, 2015
Nhạy bén trong sản xuất Nhạy bén trong sản xuất

Cách đây vài năm, cũng như nhiều bà con trong vùng, ông Nguyễn Văn Chí, ở ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quen với việc làm ruộng độc lập. Ông cho biết, lúc đó, người bơm nước người không nên cuối cùng người này làm ảnh hưởng ruộng lúa người khác. Ðến cuối vụ, ai cũng bị thất thoát, năng suất lúa không cao.

Saturday. April 11th, 2015
Phát triển vùng chuyên canh rau Thống Nhất (Đồng Nai) Phát triển vùng chuyên canh rau Thống Nhất (Đồng Nai)

Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) hiện có hơn 400 hécta đất trồng rau. Không chỉ được thị trường biết đến là vùng trồng rau với diện tích lớn, đa dạng về chủng loại của tỉnh mà Thống Nhất còn là địa phương có nhiều vùng rau đặc sản nổi tiếng xa gần.

Saturday. April 11th, 2015