Những Năm Gần Đây, Chính Phủ Đã Có Nhiều Chính Sách Hỗ Trợ Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp, Hiện Đại Hóa Nông Thôn, Trong Đó Có Hỗ Trợ V
UBND tỉnh vừa có có văn bản giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện/thành phố/thị xã khẩn trương triển khai theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đối phó với ảnh hưởng của El Nino.
Theo cơ quan khí tượng thủy văn trung ương, hiện tượng El Nino có khả năng xuất hiện ở nước ta với xác suất mùa hè khoảng 70%, mùa thu - đông 80%, thời gian ảnh hưởng từ hè 2014 đến hết mùa xuân 2015. El Nino làm nhiệt độ tăng so với trung bình nhiều năm từ 1,2 - 1,5oC, lượng mưa bị thiếu hụt so với cùng kỳ nhiều năm từ 25 - 50%, mùa mưa khả năng đến muộn hơn và kết thúc sớm hơn, dòng chảy các sông, suối có xu thế suy giảm nhanh sau khi mùa mưa kết thúc.
Chủ động đối phó hạn hán, xâm nhập mặn và ảnh hưởng của El Nino
Trên thực tế, từ đầu năm 2014 đến nay, khu vực Nam Trung Bộ đã xảy ra hiện tượng nắng nóng kéo dài, lượng mưa phổ biến đạt dưới 50% so với trung bình cùng kỳ nhiều năm; khu vực Bắc Bộ một số nơi có lượng mưa thấp so với trung bình nhiều năm, một số hồ chứa lớn có dung tích thấp so với cùng kỳ; ngoài ra, hầu hết các khu vực trong cả nước không xuất hiện lũ tiểu mãn vào thời gian cuối tháng 5, đầu tháng 6.
Tình hình thời tiết, khí hậu đó cho thấy, El Nino đã ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ và có nguy cơ tiếp tục diễn ra, có khả năng ảnh hưởng đến việc cấp nước khục vụ sản xuất vụ đông xuân 2014 - 2015 ở nhiều nơi trên cả nước.
Để chủ động, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh cần sớm xây dựng phương án cấp nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2014 - 2015, trong đó tính đến biện pháp cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt; trên cơ sở khả năng cân đối nguồn nước, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, các vùng thường xuyên thiếu nước cần xem xét chuyển đổi sang cây trồng cạn sử dụng ít nước tưới hơn hoặc không canh tác để đảm bảo hiệu quả sản xuất;
Tổ chức nạo vét hệ thống kênh mương, các cửa vào cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, giếng, khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm ngăn mặn, lắp đặt phương tiện lấy nước để chủ động vận hành, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng, tận dụng mọi nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt;
Quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ thất thoát, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và các cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao;
Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết, nguồn nước để lập kế hoạch tích nước hồ chứa phù hợp, đảm bảo an toàn công trình và tích nước tối đa, đồng thời kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đổi...
Có thể bạn quan tâm
Những năm trước đây, thu nhập của người dân xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, ngoài trồng lúa, xã còn một số diện tích trồng cói, trồng màu. Vì vậy, đời sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp.
Dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chùm ngây hứa hẹn sẽ là loại cây hữu ích trong tương lai bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào và khả năng bảo vệ sức khỏe con người.
Nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại nên năng suất lúa tại các CĐML đạt bình quân từ 75-80 tạ/ha. Lợi nhuận từ sản xuất lúa tại CĐML đạt 43 triệu đồng/ha/vụ; cao hơn ruộng đối chứng ngoài mô hình gần 18 triệu đồng/ha/vụ.
Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao, sau một thời gian tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số địa phương và nhận thấy điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, tháng 8-2012, 10 hộ dân ở thôn Tri Thủy 1 đã chuyển đổi 2 ha đất trồng hoa màu cho năng suất thấp sang trồng măng tây xanh.
Anh Lê Quốc Dũng, đường Thánh Mẫu, phường 7, TP Đà Lạt, cho biết vừa ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một công ty chuyên thu mua rau, hoa Đà Lạt xuất khẩu, giá ớt ngọt loại 1 là 25.000 đồng/kg. Với giá bán này, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi sào (4.000 cây) ớt ngọt hàng năm có thể cho doanh thu tới 300 triệu đồng.