Khấm khá nhờ lai tạo giống dê cao sản

Anh Phan Văn Tốt chăn thả đàn dê sinh sản bố mẹ.
Anh Tốt kể: “Tôi nuôi dê từ 10 năm trước.
Lúc đầu, tôi nuôi 6 con dê giống bách thảo, trong đó có 5 con cái và 1 con đực.
Thấy dê phát triển đều, chưa mừng được bao lâu thì khoảng năm 2005 – 2006, giá dê xuống rất thấp.
Các hộ dân xung quanh bán hết, riêng tôi vẫn quyết định giữ lại đàn dê chăm sóc, mong giá dê sẽ khá lên.
Để có tiền sinh sống, tôi mua xe ba gác chạy chở thêm hàng hóa kiếm tiền.
Sau những giờ chở hàng, tôi tận dụng thời gian kiếm các loại lá nho, lá táo về cho đàn dê ăn.
Dần dần đàn dê đã tăng lên vài chục con...”.
Năm 2010, anh Tốt được các cơ quan chức năng hỗ trợ cho 5 con dê giống Boer.
Anh mạnh dạn nhận nuôi thử.
Chỉ trong một thời gian ngắn, dê phát triển nhanh, trọng lượng vượt trội so với giống dê bách thảo.
Anh nghĩ cách nhân giống dê bách thảo với giống dê Boer.
Kết quả rất thành công, đàn dê con lai ra đời với thể trọng như mong muốn.
Hiện trong chuồng gia đình anh Tốt còn 40 con dê, trong đó có 30 con dê lai, 4 con dê đực giống Boer và 6 con dê bách thảo.
Trung bình mỗi năm anh xuất chuồng 30 – 45 con, giá bán thịt 110.000 – 130.000 đồng/kg.
Bình quân mỗi con xuất ra thị trường đem về 1,5 – 2 triệu đồng.
Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, anh lãi 50-60 triệu đồng từ nuôi dê.
Tiếng lành đồn xa, anh Tốt liên tục nhận được điện thoại của nông dân trong và ngoài tỉnh đặt mua giống dê lai.
Theo anh Tốt, giống dê lai dễ nuôi hơn các loại dê khác.
Dê lai sinh sản nhanh, mỗi năm đẻ 1,5 – 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1- 3 con, trọng lượng dê mới đẻ trên 3kg/con, dê trưởng thành trên 60kg.
Chị Nguyễn Bắc Giang Châu – Phó Chủ tịch Hội ND Phước Mỹ chia sẻ, giống dê do anh Tốt lai tạo đang thu hút thị trường.
Đây là giống dê mới cao sản, màu sắc bắt mắt nên các thương lái rất thích mua.
Có thể bạn quan tâm

Lái Thiêu, vùng đất màu mỡ bên dòng sông Sài Gòn nức tiếng gần xa với những mùa trái chín trĩu quả đã trở thành một định danh du lịch độc đáo của Bình Dương nói riêng và Đông Nam bộ nói chung. Vườn cây ăn trái Lái Thiêu vì thế trở thành một định danh quen thuộc trong tâm tưởng nhiều người.

Nghề nuôi ong lấy mật ở Bá Thước (Thanh Hóa) có từ lâu, nhưng người dân chỉ nuôi tự phát, nhỏ lẻ, sản phẩm mật ong chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Nhưng nay, nghề này đang ngày càng phát triển, nhất là từ khi có sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của Dự án “Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng” do Tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam tài trợ.

Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp trồng điều tỉnh Bình Phước, mấy ngày gần đây thời tiết diễn biến xấu đã khiến nhiều vườn điều đang thời kỳ trổ hoa kết trái bị rụng hoa nhiều, nguy cơ khó đậu trái, ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Đến thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải (Ninh Hải) vào thời điểm vụ đông (vụ trồng chính), chúng tôi thấy những rẫy hành, tỏi trồng khoảng 2-3 tháng đang phủ màu xanh mướt mắt.

Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ tại huyện Phổ Yên (Thái Nguyên)” nằm trong Chương trình Phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi do Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên triển khai trong 2 năm (từ tháng 1/2011 đến hết năm 2012) đã mang lại hiệu quả rõ nét. Dự án đã tạo ra những mô hình điểm về chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.