Những Chú Ý Cần Biết Để Nuôi Lươn Thành Công
Mùa này, cả ở miền Nam và miền Bắc đều có thể tiến hành nuôi lươn.
Chúng ta không lạ gì con lươn. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu không hết hoặc hiểu sai về nó. Đơn cử là câu hỏi: Lươn ngủ ở đâu? Rất nhiều người cho rằng nó ngủ dưới đáy ao.
Hiểu như vậy là sai. Lươn thở bằng phổi. Tuy nhiên, nó có cơ quan hô hấp phụ để tiếp nhận ôxy tan trong nước. Nhưng dù sao, lươn luôn luôn phải ngoi lên để thở.
Phải nắm chắc đặc điểm này thì mới định hướng để xây bể nuôi chúng thành công. Lươn phải ngủ trên cạn hoặc có chỗ để ghếch mõm lên trên mặt nước mà thở.
Riêng ở con lươn còn có một đặc điểm mà muôn loài không có được, đó là quá trình biến cái thành đực. Lươn đẻ ra đều là lươn cái. Nó lớn lên rồi tham gia sinh sản. Những con lươn nhỏ bằng chiếc đũa cũng đã bắt đầu đẻ. Lươn đẻ nhiều đợt trong một mùa sinh sản. Mỗi đợt nó đẻ ra vài chục trứng.
Khi con lươn bắt đầu dài hơn 35cm, ta sẽ quan sát thấy một hiện tượng hy hữu: Lươn cái sẽ tiêu biến dần buồng trứng và thay vào đó là cơ quan sinh dục đực lại mọc ra. Những con lươn từ 50cm trở lên đều là lươn đực...
Để nuôi lươn, tốt nhất nên xây bể. Cũng có nơi bà con dùng bồn nylon. Nếu không có điều kiện, ta có thể nuôi lươn trong các hố đất hoặc các ao nhỏ. Tuy nhiên, ao phải có thành cao và dốc thẳng đứng, nếu không phải có tường bao quanh.
Trước đây, trong bể người ta để các ụ đất cao để có chỗ cho lươn đào hang, làm tổ. Lươn sẽ rúc hết vào đó. Thế nhưng hiện nay, cách làm đó phức tạp hơn, kém hiệu quả và khó bắt lươn.
Bây giờ nhiều người gác ngang bể 1 cây sào. Giữa sào người ta buộc từng bó dây nylon: Một đầu nối với sào và đầu kia thả trên mặt nước. Mỗi bó có hàng chục dây nilon. Một cây sào buộc tới hàng trăm dây nylon.
Mỗi chú lươn sẽ tựa vào một sợi dây để ngóc đầu khỏi mặt nước và ngủ ngon lành. Bằng cách này, với một bể rộng 10m2, người ta có thể nuôi được cả nghìn con lươn. Nguồn nước nuôi lươn phải là nước sạch và được thay tháo thường xuyên.
Lươn ăn thức ăn động vật là chính. Do đó, nếu kiếm đủ thức ăn thì hãy nghĩ tới việc nuôi lươn. Ta có thể nuôi giun đất để làm thức ăn cho lươn. Nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, bà con hay đi lượm ốc bươu vàng đưa về, nghiền nát để cho lươn ăn. Cũng có thể tận dụng các phụ phẩm của lò mổ để nuôi lươn.
Ở Thái Lan, người ta ngâm cả tấm da trâu xuống bể lươn và chúng sẽ ăn dần tới hết... Còn nhiều nội dung phải quan tâm khi tiến hành nuôi lươn. Xin bà con tìm đọc trong cuốn “Nghề nuôi lươn” do chúng tôi viết trong bộ sách “100 nghề cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn So, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là một trong những người mạnh dạn nuôi lươn trên cạn ở ĐBSCL. Năm 2001, ông So thử dùng bạt nylon loại dày không thoát nước để lót nuôi trên cạn, thay thế cho hồ xây bằng gạch, xi măng (chỉ dùng cây cắm xung quanh để giữ bồn nuôi không bị nghiêng chảy nước ra ngoài).
Đây là mô hình nuôi của một gia đình ở huyện Trường Âm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Diện tích ruộng nuôi rộng 300m2. Cách nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp, dễ áp dụng.
"Bén duyên" với con lươn đã 16-17 năm, nhưng mãi tới nay anh Huỳnh Ninh Hà, ở xã Long Đức, huyện Long Thành mới công bố nghề này: nghề nuôi lươn đẻ! Những câu chuyện về nuôi lươn khá lý thú của người thương binh mang trên mình gần 20 vết thương này đã lôi cuốn được nhều người đến thăm trại nuôi lươn của anh.
Lươn là loài sống chui rúc ở dưới bùn, chúng có sức chịu đựng cao ở ngoài thiên nhiên, nhưng khi nhốt vào nuôi với mật độ dày lươn dễ bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng trị.
Nuôi lươn là một nghề cho thu nhập cao. Trung bình 1m3 bể nuôi lươn trong 6-8 tháng cho năng suất 6-8kg, thu nhập khoảng 100 ngàn đồng.