Trang chủ / / Sinh viên/Thực tập

Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Phòng Trị Bệnh Cho Lươn

Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Phòng Trị Bệnh Cho Lươn
Ngày đăng: 11/10/2013

Các chứng bệnh ở lươn thường gặp là bệnh sốt nóng, lở loét, bệnh nấm thủy mi, bệnh tuyến trùng, bệnh đĩa...

+ Bệnh lở loét ở lươn: Trước khi nuôi cần phải sát trùng bể bằng vôi hoặc phun thuốc Streptomycin. Cứ 50 kg lươn dùng 5 g Oxytetra trộn vào thức ăn cho lươn ăn, có thể trộn kèm với vitamin C, thời gian điều trị 5 - 7 ngày. Trực tiếp bôi permanganat kali (thuốc tím) vào vết loét.

+ Bệnh tuyến trùng, có thể phòng trị bằng các sản phẩm diệt nội ký sinh trùng như Vemedim, Bayer, Annova… trộn vào thức ăn, cho lươn ăn liền trong 4 - 5 ngày.

+ Bệnh sốt nóng, giảm mật độ nuôi bằng việc san thưa, thay nước, đảm bảo tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm.

+ Bệnh đỉa: do đỉa bám vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập, gây viêm nhiễm, lươn yếu, chậm chạp, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn. Dùng các loại sản phẩm trị ngoại ký sinh để điều trị, nên theo lời khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn.


Có thể bạn quan tâm

Biện Pháp Hạn Chế Hao Hụt Lươn Trong Giai Đoạn Đầu Thả Giống Biện Pháp Hạn Chế Hao Hụt Lươn Trong Giai Đoạn Đầu Thả Giống

Hiện nay, lươn đang được nhiều địa phương phát triển nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là vào mùa nước lũ về có nguồn lươn giống dồi dào. Tuy nhiên, theo thực tế của nhiều hộ nuôi lươn, ở giai đoạn đầu thả giống, lươn bị hao hụt nhiều do con giống chủ yếu dựa vào giống tự nhiên, nên gây thiệt hại khá lớn cho bà con.

11/10/2013
Phương Pháp Nuôi Lươn Với Giun Phương Pháp Nuôi Lươn Với Giun

Bằng gạch có trát xi măng thật nhẵn. Diện tích ao từ 30, 50 hay 80 m2. Tường cao 0,8 - 1m, có cống cấp nước, phía đối diện mở cống thoát nước. Miệng cống chắn bằng lưới sắt, khi không cần nước chảy có thể bịt kín bằng nút cống.

11/10/2013
Khảo Sát Tỷ Lệ Hao Hụt Của Lươn Nuôi Từ Nguồn Giống Khai Thác Tự Nhiên Khảo Sát Tỷ Lệ Hao Hụt Của Lươn Nuôi Từ Nguồn Giống Khai Thác Tự Nhiên

Lươn đồng cũng là đối tương có tiềm năng xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản. Hiện nay, lươn đồng đang được nuôi khá phổ biến ở nhiều địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

11/10/2013
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Mới Kỹ Thuật Nuôi Lươn Mới

Có thể nuôi lươn trong bể xây hoặc trong ao đất, tuỳ từng hộ gia đình vận dụng. Diện tích bể xây thường từ 10 - 20m2, loại lớn 50 - 100m2, sâu nhất 1m, thành bể cần láng nhẵn; đáy bể phải nện chặt trên phủ 1 lớp bùn sạch độ 30 cm, hoặc đổ lớp đất pha sét hay đất màu xốp trên 1/2 diện tích đáy bể.

11/10/2013
Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Kinh Nghiệm Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon

Ông Nguyễn Văn So, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là một trong những người mạnh dạn nuôi lươn trên cạn ở ĐBSCL. Năm 2001, ông So thử dùng bạt nylon loại dày không thoát nước để lót nuôi trên cạn, thay thế cho hồ xây bằng gạch, xi măng (chỉ dùng cây cắm xung quanh để giữ bồn nuôi không bị nghiêng chảy nước ra ngoài).

11/10/2013