Phương Pháp Nuôi Lươn Với Giun
Cách nuôi này đơn giản, đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đã thực hiện ở Trung Quốc.
1. Ao xây
Bằng gạch có trát xi măng thật nhẵn. Diện tích ao từ 30, 50 hay 80 m2. Tường cao 0,8 - 1m, có cống cấp nước, phía đối diện mở cống thoát nước. Miệng cống chắn bằng lưới sắt, khi không cần nước chảy có thể bịt kín bằng nút cống.
2. Lên liếp
Liếp rộng 1,5 m, cao hơn mặt nước 25 cm, cách nhau bằng rãnh nước sâu 20 cm.
Các rãnh thông với nhau, đầu vào chung qua cửa cấp nước, đầu ra chung một cửa thoát nước.
Dùng loại đất màu chứa nhiều mùn hữu cơ để đắp lên mặt liếp tạo cho giun dễ sinh sản và lươn dễ chui rúc kiếm mồi.
3. Nuôi giun
Cho nước ngập rãnh 5-10 cm, cấy giun giống vào liếp. Mật độ 2,5-3 kg/m2. Rải phân chuồng đã ủ hoai lên mặt liếp để tạo môi trường cho giun sinh sản, cách 3-4 ngày lấy hết lớp mùn trên thay vào đó lớp phân mới 4-5 kg/m2 (vẫn phân chuồng ủ hoai).
Sau khoảng 14 ngày thấy giun phát triển dày đặc bắt đầu thả lươn giống vào rãnh.
4. Mật độ thả lươn giống
Mật độ thả: 3-4 kg/m2, tỉ lệ sống trên 90% khi thu hoạch 6 - 10 con/1 kg.
5. Quản lý, chăm sóc
Suốt trong quá trình nuôi, rãnh nước giữ mức sâu khoảng 10 cm và luôn chảy nhẹ. Giun nuôi phát triển liên tục, lươn tự rúc bắt giun ăn, không phải cho ăn bất cứ loại thức ăn nào khác.
6. Thu hoạch
Tùy theo mật độ nuôi và điều kiện chăm sóc... nuôi lươn ở các hình thức trên, năng suất bình thường đạt 5-10 kg lươn/1 m2.
Có thể bạn quan tâm
Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước. Hình dáng kích thứơc ao tuỳ theo qui mô nuôi mà quyết định, ao nhỏ có thể vài m2, ao lớn 100m2, nhìn chung từ 10 - 20m2 là thích hợp, nước sâu 0,7 - 1m, ao đất hoặc ao xi măng đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc phòng được lươn bò đi, dễ đánh bắt, lấy nước vào và tháo nước dễ.
Từ các khối bọt trắng biểu hiện lỗ đẻ của lươn, chúng ta có thể dùng gáo, vợt có mắt lưới dầy để vớt các ổ trứng cho vào thùng có sẵn nước đưa về bể ấp. Khi nhiệt độ nước 25-30oC, sau một tuần trứng nở thành lươn con, vớt lươn con ra ương ở ao, thức ăn là giun, dòi, ốc băm nhỏ.
Con giống yếu, có sẵn mầm bệnh, bị xây xát trong quá trình vận chuyển. Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Kỹ thuật sản xuất lươn giống về cơ bản giống kỹ thuật sản xuất cá giống, nhưng vì lượng trứng của lươn ít (khoảng 80 đến 1.100 trứng trên một cá thể) nên cần nhiều lươn bố mẹ.
Nuôi lươn trong bể lót bạt có ụ đất đã có ở nhiều nơi, riêng ở xã Vĩnh Trinh, (Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ) có khoảng 30 hộ nuôi lươn tập trung ở 2 ấp Vĩnh Long và Vĩnh Qui. Mỗi hộ có diện tích bồn nuôi từ vài chục đến 500m2. Những năm gần đây, nghề nuôi lươn đã tạo nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi lươn vẫn là quyết định sau cùng cho sản lượng cũng như chất lượng lươn thịt, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.