Nhức nhối nạn phân bón giả
Hiện nay, tình trạng buôn bán phân bón giả, kém chất lượng cũng như các hành vi vi phạm pháp luật trong việc sản xuất và kinh doanh phân bón có chiều hướng gia tăng.
Theo thống kê của lực lượng quản lý thị trường, nếu như trong năm 2014, lực lượng này xử lý hơn 200 vụ vi phạm làm giả về phân bón, xử phạt hành chính trên 2,1 tỷ đồng thì chỉ trong 9 tháng qua đã phát hiện, xử lý gần 900 vụ vi phạm, xử phạt hành chính trên 10 tỷ đồng…
Sử dụng phân bón giả, kém chất lượng làm cho năng suất lúa, hoa màu giảm năng suất
Chị Nguyễn Thị Thanh, ở xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cho biết: để giúp cây trồng tăng trưởng tốt, ít bị sâu bệnh, chị cũng như các nông dân khác từ lâu luôn lựa chọn các sản phẩm phân bón.
Tuy nhiên, hiện nay, vì lợi nhuận, trên thị trường xuất hiện nhiều loại phân bón giả, phân bón nhái những thương hiệu được người nông dân tin tưởng, trong khi sử dụng đa số bà con không thể phân biệt được đâu là sản phẩm thật, đâu là bị làm giả.
Do đó, chỉ đến khi thấy lúa xấu đi, lá đỏ ra hoặc rau không xanh lá, thay vào đó bị cứng lại… mới biết mình sử dụng phải loại phân bón giả.
1 sào lúa trung bình thu hoạch được 3 tạ, nếu sử dụng phải phân bón giả chỉ thu hoạch được 2 tạ.
“Người nông dân chúng tôi mong muốn, các cơ quan chức năng, các hãng sản xuất phân bón hướng dẫn cho chúng tôi nhận biết đâu là phân bón thật, đâu là phân bón giả để không bị thiệt hại khi sử dụng”- chị Thanh đề nghị.
Vài năm trở lại đây các hành vi vi phạm pháp luật trong việc sản xuất và kinh doanh phân bón có chiều hướng gia tăng, trung bình mỗi năm, lực lượng quản lý thị trường xử lý trên 3.000 vụ vi phạm, thu giữ gần 1.000 tấn phân bón các loại.
Tình trạng này đang làm đau đầu các cơ quan quản lý, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, doanh nghiệp chân chính, cũng như quyền lợi của bà con nông dân.
Ông Phạm Đức Thành, Phó Trưởng phòng kinh doanh, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: Thương hiệu phân bón của Công ty được bà con tin tưởng lựa chọn để sử dụng cho nhiều loại cây trồng.
Tuy nhiên, sản phẩm phân bón của Công ty hiện nay bị làm giả, gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu, giảm doanh thu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Năm 2012 vừa qua doanh nghiệp này đã phát hiện phân bón của doanh nghiệp bị làm giả trên tỉnh Bắc Giang và Hòa Bình.
Khi phát hiện ra, sau đó các cơ quan chức năng đã xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, khi có hàng hóa giả trên thị trường làm cho người nông dân nghi ngờ về sản phẩm, từ đó sẽ mất niềm tin vào sản phẩm, dẫn đến ảnh hưởng đến việc tiêu thụ kém, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, khi sử dụng phân bón kém chất lượng sẽ dẫn đến hậu quả sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguy hiểm hơn khi sản phẩm được bán trên thị trường, người tiêu dùng bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng.
Thêm vào đó, phân bón giả làm cho đất đai khô cứng, giảm chất màu, tác động xấu đến môi trường, nước, không khí…
Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước thì hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý cũng cần được nâng cao hơn nữa.
Những người nông dân khi sử dụng phân bón cần bình tĩnh và trở thành người sử dụng thông thái, chọn sản phẩm phù hợp yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng, yêu cầu của đất đai.
Cần phải biết dựa vào sản phẩm nào có uy tín có trách nhiệm, đó là các doanh nghiệp cam kết và chịu trách nhiệm bảo hành sản phẩm đó đến khi người nông dân tiêu thụ sản phẩm trên đồng ruộng.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đỗ Thanh Lam nêu thực tế: do hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm còn mỏng, thêm vào đó với thủ đoạn làm nhái, làm giả phân bón ngày càng tinh vi và liều lĩnh hơn…đang gây nhiều khó khăn cho lực lượng quản lý thị trường.
Ông Đỗ Thanh Lam cho rằng, Nhà nước cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý trong lĩnh vực này.
Đồng thời tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến về dấu hiệu nhận biết cho bà con nông dân phân biệt được mặt hàng phân bón thật và hàng nhái.
Lực lượng kiểm tra, kiểm soát phải được trang bị những kiến thức, phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, không nhũng nhiễu, không tiêu cực, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhằm góp phần làm trong sạch thị trường phân bón.
Nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Vì vậy để có một nền nông nghiệp phát triển bền vững, trước mắt và tiên quyết là giúp những người nông dân thoát khỏi nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang có diễn biến phức tạp hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến XK cá tra Việt Nam vào thị trường này.
Với 60.857 tỷ đồng, 30.000 tỷ đồng dành cho phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, 24.257 tỷ đồng phát triển lĩnh vực chế biến thủy sản và 6.600 tỷ đồng phát triển lĩnh vực khai thác thủy sản.
Một nông dân ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) vừa sang cho thương lái 1,8 ha dưa hấu với giá 110 triệu đồng. Trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông còn lãi 80 triệu đồng. Điều đáng nói là cách đây chỉ khoảng 2 tháng trên diện tích ruộng dưa hấu này là một đám bắp nhân giống. Ông đã bán đám bắp ấy được 135 triệu đồng, trừ hết các chi phí, ông còn lãi 70 triệu đồng. Như vậy là chỉ trong vòng khoảng 5 tháng, gia đình nông dân này thu lãi được 150 triệu đồng từ 1,8 ha ruộng.
Vừa xuất thêm một “công” hàng chôm chôm tiêu chuẩn VietGAP sang thị trường Mỹ, anh nông dân miền Tây- Nguyễn Hữu Tâm vội bốc máy “alô” cho chúng tôi, cười vui như tết. “Vậy là sau bao nỗ lực, chôm chôm của tổ hợp tác Tiên Phú chúng tôi đã được Mỹ chấp nhận rồi. Từ đầu năm đến nay đã có 19 container chôm chôm Bến Tre xuất ngoại”, anh hồ hởi