Nhu cầu tiêu dùng cao, rau củ Đà Lạt tăng giá
Khảo sát hôm (9.9) tại các điểm thu mua rau trên đường Thánh Mẫu, Nguyễn Siêu (phường 7), chợ nông sản Đà Lạt (phường 11) cho thấy hầu hết giá các mặt hàng như bắp cải, cải thảo, xà lách, súplơ... đều tăng giá từ 2.000-3.000 đồng/kg so với một tháng trước đó.
Cụ thể, bắp cải và cải thảo có giá từ 2.000-2.500 đồng/kg hiện đã tăng lên 5.000-6.000 đồng/kg; các loại rau ăn lá và hoa như xà lách, súp lơ tăng 3.000 đồng/kg, giá hiện tại dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg.
Ngoài thị trường xuất khẩu nước ngoài, rau đặc sản của Đà Lạt cũng được thị trường trong nước tiêu thụ rất mạnh. Hiện nay, các thị trường như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền Trung tiêu thụ rau, củ Đà Lạt mạnh nhất.
Có thể bạn quan tâm
Trở về cuộc sống đời thường, không vốn, không kinh nghiệm sản xuất, những người cựu chiến binh (CCB) đã gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống. Thế nhưng, với tinh thần không lùi bước, dám nghĩ dám làm, CCB Nguyễn Văn Vàng, xã Long Hưng, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã nỗ lực vươn lên, từng bước ổn định kinh tế gia đình.
Trong khi vụ kiệu rau năm nay, do thời tiết bất lợi, năng suất đạt bình quân 500 kg/sào, tính ra 1 sào thu xấp xỉ 2 triệu đồng, chỉ đủ lấy lại vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nông dân trồng kiệu rau ở Phù Mỹ cho biết: Dù mất mùa, mất giá nhưng vẫn phải nhổ bán để vừa thu hồi vốn, vừa lấy đất sản xuất một số cây trồng cạn khác cho kịp thời vụ.
Về vấn đề này, ông Dư Văn Thế, Chủ tịch UBND xã Đức Mạnh cho biết: “Hiện toàn xã có khoảng 200 hộ dân sản xuất hơn 600 cà phê theo các chuẩn quốc tế và số lượng hộ áp dụng đang tăng nhanh theo các năm. Điều này không chỉ giúp bà con tăng thu nhập mà còn tăng được chất lượng sản phẩm cà phê nhân, trong đó quan trọng nhất là sạch và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Với địa phương thì sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên đất đai, nước góp phần phát triển kinh tế, xã hội”.
Ngày 30-12, ông Nguyễn Văn Lừng - Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai xác nhận trong hai ngày (28 và 29-12) đã xảy ra hai vụ cháy ruộng mía thiêu rụi hơn 40 ha tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai).
Tại Gia Lai, tình trạng hồ tiêu bị chết nhanh, chết chậm cũng khá phổ biến với 380.827 trụ tiêu bị bệnh chết nhanh, 9.215,6 ha bị bệnh chết chậm ở Chư Prong, Đức Cơ, Ia Grai, Chư Sê… Bình Phước có 295 ha bị bệnh chết nhanh, 121 ha bị bệnh chết chậm...