Nhu cầu nhập khẩu gỗ cứng của Trung Quốc tăng

Năm 2014, Trung Quốc NK 1,53 tỷ USD gỗ cứng từ Mỹ, chủ yếu là gỗ sồi đỏ và gỗ tần bì, dùng để sản xuất đồ nội thất, ván sàn, gỗ dán và trang trí. Lượng gỗ Trung Quốc nhập từ Mỹ chiếm tới 42,6% thị phần gỗ cứng XK của Mỹ.
Nhu cầu sử dụng gỗ Mỹ của Trung Quốc tập trung vào các đô thị đông dân dọc theo bờ biển, như Thượng Hải, Quảng Châu, Thiên Tân và Bắc Kinh và một lượng lớn sản phẩm gia công để tái XK và tiêu thụ nội địa.
Theo ông Mike Snow, Giám đốc điều hành Hội đồng XK gỗ cứng Mỹ (AHEC), Trung Quốc là nước đang phát triển nên nhu cầu gỗ rất lớn. Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, phần lớn gỗ nhập ngoại của Trung Quốc được dùng để gia công hàng XK.
Gần đây do đời sống cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa Trung Quốc tăng vọt. Ngoài ra Trung Quốc còn ban hành Luật Bảo vệ rừng nên Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu gỗ nghiêm trọng, mỗi năm cần khoảng 60 triệu mét khối gỗ, nhập từ Mỹ, Nga, New Zealand và các nước sản xuất gỗ trong khu vực Đông Nam Á, châu Phi.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 5 ước đạt 2,37 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 5 tháng lên 11,4 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp ông Trương Xuân Thiệt đó là một lão ngư quắc thước, vạm vỡ với làn da ngăm rám nắng. Chúng tôi bị cuốn hút bởi những câu chuyện bình dị về biển cả, về những lần ông xả thân cứu các thuyền viên và tình yêu mãnh liệt của ông với biển khơi, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Thành phố Đông Hà (Quảng Trị) hiện có diện tích trồng rau trên 146 ha, trong đó có khoảng 21 ha đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, sản lượng rau hàng năm đạt trên 3.200 tấn; giá trị thu nhập trên 1 ha diện tích canh tác rau đạt từ 100 - 120 triệu đồng, 1 ha rau an toàn đạt khoảng 300 - 350 triệu đồng.

Sở Công Thương Thái Bình vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản, thực phẩm, thủy - hải sản của tỉnh vào thị trường Hà Nội.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, cuối năm 2015, lô hàng nhãn chín muộn đầu tiên của huyện Hoài Đức sẽ được xuất khẩu sang Mỹ, mở ra nhiều triển vọng cho phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội.