Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhóm Nông Hộ Nuôi Cá Tra Đầu Tiên Được Trao Giấy Chứng Nhận Global GAP

Nhóm Nông Hộ Nuôi Cá Tra Đầu Tiên Được Trao Giấy Chứng Nhận Global GAP
Ngày đăng: 19/08/2014

Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.

Đây là nhóm những nông hộ nuôi cá tra quy mô nhỏ đầu tiên ở Việt Nam nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP. Chương trình Chuỗi cung ứng cá tra bền vững (gọi tắt là chương trình SPSP) là Dự án hợp tác công tư do các tổ chức quốc tế tài trợ, gồm: Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF), Quỹ Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH), Tổ chức Global G.A.P châu Âu, Công ty ANOVA Seafood Hà Lan… được triển khai thực hiện ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Tiền Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh với mục tiêu chung: “Các hộ nông dân, doanh nghiệp chế biến và các nhà sản xuất thức ăn hoạt động theo chuỗi cung ứng cá tra ở các tỉnh được chọn phải tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận mang tầm quốc tế về sản xuất bền vững và bán cá tra đã chứng nhận cho khách hàng ở châu Âu”.

Bên cạnh yêu cầu của những nhà nhập khẩu các nước EU, Mỹ... luôn đòi hỏi cá nuôi phải chứng minh đảm bảo thực hiện phát triển bền vững về môi trường và xã hội, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và sự công nhận hoặc chứng nhận của bên thứ ba.

Theo ông Trương Thế Vân, Phó chủ tịch Hội Thủy sản Trà Vinh: Từ diện tích nuôi vài ha vào năm 2007 đến cuối năm 2013 đã có trên 110 hộ dân và 7 doanh nghiệp, thực hiện nuôi trên 120ha mặt nước. Sản lượng thu hoạch hàng năm đạt từ 25.000 đến 30.000 tấn/năm.

Trà vinh hiện có 2 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu: Nhà máy Đông lạnh Cầu Quan trực thuộc công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh, Công ty chế biến thủy hải sản Sài Gòn Mê Kông, là những doanh nghiệp, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, đầu tư phát triển vùng nuôi và đạt được các chứng nhận mang tầm quốc tế như: Tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P, tiêu chuẩn ASC.


Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc Đánh Thuế Hơn 500% Gạo Nhập Khẩu Hàn Quốc Đánh Thuế Hơn 500% Gạo Nhập Khẩu

Đài KBS đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định đánh thuế 513% đối với gạo NK từ nước ngoài, một động thái chuẩn bị cho việc phải mở cửa thị trường gạo vào năm 2015.

23/09/2014
Trồng Hoa Cúc Trúng Lớn Trồng Hoa Cúc Trúng Lớn

Nguyên nhân khiến giá hoa cúc tăng cao và giữ giá ổn định trong thời gian qua được nhiều thương lái giải thích là do loài hoa này đang được nhiều DN thu mua xuất đi nước ngoài với số lượng lớn.

23/09/2014
"Kiều Nữ Chân Dài" Dễ Bán

Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.

23/09/2014
Lần Đầu Tiên Xuất Khẩu Hạt Tiêu Đạt Trên 1 Tỷ USD Lần Đầu Tiên Xuất Khẩu Hạt Tiêu Đạt Trên 1 Tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 136.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD.

23/09/2014
Ông Võ Văn Hoàng 20 Năm Gắn Bó Với Nghề Ương Cá Giống Ông Võ Văn Hoàng 20 Năm Gắn Bó Với Nghề Ương Cá Giống

20 năm qua, trải qua không ít thăng trầm, nhưng ông Võ Văn Hoàng (ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vẫn kiên trì, bám trụ và gắn bó với nghề ương, dưỡng cá giống, cá kiểng do sự đam mê cũng như những hiệu quả thiết thực do nghề này mang lại.

23/09/2014