Sản Lượng Lúa Cả Nước Trong Năm Nay Dự Kiến Sẽ Đạt 45 Triệu Tấn

Mặc dù diện tích xuống giống giảm, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi, lúa được giá phần nào khuyến kích nông dân đầu tư, chăm sóc nên năng suất
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với triển vọng thu hoạch lúa Hè Thu, Thu Đông và lúa mùa, cộng với kết quả sản xuất vụ Đông Xuân, dự kiến sản lượng lúa cả nước năm 2014 đạt khoảng 45 triệu tấn, tăng gần 800.000 tấn, tương đương tăng 1,9% so với năm ngoái.
Trong số đó, riêng vụ lúa Đông Xuân tăng 830.000 tấn, vụ lúa Thu Đông giảm khoảng 300.000 tấn.
Tính đến trung tuần tháng Chín, trên địa bàn các tỉnh miền Nam đã thu hoạch được khoảng gần 2 triệu ha lúa Hè Thu, chiếm 93% diện tích xuống giống và bằng 99,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch được gần 1,6 triệu ha, bằng hơn 94 diện tích xuống giống và 101% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù diện tích xuống giống giảm, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi, lúa được giá phần nào khuyến kích nông dân đầu tư, chăm sóc nên năng suất dự kiến tăng khoảng 1,2 tạ/ha, đưa sản lượng toàn vụ tăng nhẹ so với vụ trước.
Đối với lúa Thu Đông , vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống đạt hơn 625.000ha, bằng hơn 94% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù các địa phương đều có kế hoạch giảm diện tích lúa Thu Đông so với năm ngoái, nhưng trên thực tế diện tích xuống giống vẫn vượt kế hoạch. Hiện lúa Thu Đông tại đây đã cho thu hoạch khoảng 50% diện tích xuống giống, năng suất tăng khoảng 1 tạ/ha.
Về lúa mùa, cả nước đã gieo cấy đạt gần 1,7 triệu ha, bằng hơn 98% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các tỉnh miền Bắc đạt 1.176 triệu ha, xấp xỉ bằng cùng kỳ năm trước, riêng các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng gieo cấy đạt 563.800ha, bằng trên 98% cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lúa mùa miền Bắc năm nay gieo cấy trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, đủ nước và được chăm bón hợp lý nên sinh trưởng tương đối tốt và đồng đều. Tuy nhiên, bão số 3 vừa qua đã gây một số thiệt hại trong vùng bão đi qua. Hiện nay, trà chính vụ đang ở giai đoạn sinh trưởng, làm đòng, trỗ bông; riêng trà sớm và cực sớm đã bắt đầu cho thu hoạch, kịp thời giải phóng đất để trồng cây vụ đông sớm.
Có thể bạn quan tâm

“Vụ hè cũng như vụ đông, chỗ khác thì lo thiếu nước, còn nông dân ở dọc kênh chìm này thì lúc nào cũng lo thừa nước. Thừa đến nỗi chả trồng được cây gì”- ông Huỳnh Ngọc Vàng ngụ ở đội 3 thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi than thở khi nhắc đến hơn 2 sào ruộng ở xứ đồng Tiểu Giang.

Là một xã vùng sâu của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), kinh tế chậm phát triển nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự đoàn kết, đồng lòng, góp sức của người dân, xã A Xing đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó nổi bật nhất là kết quả xây dựng nông thôn mới.

Vừa qua, Hội đồng Khoa học tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục tại tỉnh Quảng Bình”. Đây là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Công ty cổ phần Thanh Hương (Hải Ninh, Quảng Ninh) chủ trì, kéo dài gần 3 năm với tổng kinh phí lên đến 2,6 tỷ đồng.

Nhằm khắc phục nhược điểm trên, Công ty giống cây trồng miền Nam cung cấp loại giống mướp đắng lai F1 có tên Big 14 cho năng suất và chất lượng, mở hướng đột phá cho nông dân nghèo, ít đất canh tác.

Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.