Nhóm Nông Hộ Nuôi Cá Tra Đầu Tiên Được Trao Giấy Chứng Nhận Global GAP

Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.
Đây là nhóm những nông hộ nuôi cá tra quy mô nhỏ đầu tiên ở Việt Nam nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP. Chương trình Chuỗi cung ứng cá tra bền vững (gọi tắt là chương trình SPSP) là Dự án hợp tác công tư do các tổ chức quốc tế tài trợ, gồm: Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF), Quỹ Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH), Tổ chức Global G.A.P châu Âu, Công ty ANOVA Seafood Hà Lan… được triển khai thực hiện ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Tiền Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh với mục tiêu chung: “Các hộ nông dân, doanh nghiệp chế biến và các nhà sản xuất thức ăn hoạt động theo chuỗi cung ứng cá tra ở các tỉnh được chọn phải tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận mang tầm quốc tế về sản xuất bền vững và bán cá tra đã chứng nhận cho khách hàng ở châu Âu”.
Bên cạnh yêu cầu của những nhà nhập khẩu các nước EU, Mỹ... luôn đòi hỏi cá nuôi phải chứng minh đảm bảo thực hiện phát triển bền vững về môi trường và xã hội, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và sự công nhận hoặc chứng nhận của bên thứ ba.
Theo ông Trương Thế Vân, Phó chủ tịch Hội Thủy sản Trà Vinh: Từ diện tích nuôi vài ha vào năm 2007 đến cuối năm 2013 đã có trên 110 hộ dân và 7 doanh nghiệp, thực hiện nuôi trên 120ha mặt nước. Sản lượng thu hoạch hàng năm đạt từ 25.000 đến 30.000 tấn/năm.
Trà vinh hiện có 2 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu: Nhà máy Đông lạnh Cầu Quan trực thuộc công ty Nông sản thực phẩm Trà Vinh, Công ty chế biến thủy hải sản Sài Gòn Mê Kông, là những doanh nghiệp, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, đầu tư phát triển vùng nuôi và đạt được các chứng nhận mang tầm quốc tế như: Tiêu chuẩn GLOBAL G.A.P, tiêu chuẩn ASC.
Related news

Mấy ngày qua, rất nhiều người hiếu kỳ đã tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Cau (57 tuổi, trú tổ 14, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) để chiêm ngưỡng củ khoai lang tím “khổng lồ” và có hình thù kỳ lạ (ảnh), nặng gần 3kg và có hình giống với trái dừa xiêm.

Những năm gần đây, người nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông luôn thắc thỏm lo âu trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông. Ông Nguyễn Văn Thấy (73 tuổi), ngụ tổ 3, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (khu vực hạ du cầu Gò Dầu) là một trong những người nuôi cá bè lâu năm ở đây. Ông Thấy quê ở An Giang, lên Tây Ninh mưu sinh từ 20 năm trước. Lúc mới về đây, gia đình ông hoàn toàn trắng tay, chỉ có chiếc ghe nhỏ cũ vừa là “nhà”, vừa là phương tiện đánh bắt cá kiếm sống.

Cơn lũ bất ngờ đêm 16-11 làm nhiều người dân không kịp trở tay. Chỉ trong phút chốc, nhiều hộ dân ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - nơi bị thiệt hại nặng nề của trận lũ - phải chịu cảnh trắng tay vì lũ…

Sau một thời gian tạm lắng, đến nay tình trạng người dân đăng đặt đáy rớ, ngư lưới cụ, chướng ngại vật, khai thác thủy sản trái phép trong phạm vi vùng nước cảng biển, luồng tàu, vùng quay trở tàu Cảng Chân Mây lại tái diễn, gây cản trở giao thông đường thủy, làm thiệt hại về kinh tế cho các đơn vị, tàu thuyền đăng ký kinh doanh, hoạt động tại bến cảng này.

Theo UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng), tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 10 tháng đạt 7.400 tấn; cả năm ước đạt 9.000 tấn, trong đó: khai thác thuỷ sản ước đạt 3.700 tấn, bằng 100% kế hoạch; nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.300 tấn, bằng 100% kế hoạch.