Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhìn Đất Bón Phân Cho Lúa

Nhìn Đất Bón Phân Cho Lúa
Ngày đăng: 13/07/2013

Bón phân cho lúa là một kỹ thuật rất quan trọng giúp hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất và phẩm chất lúa cũng như hạn chế sự đổ ngã, sâu bệnh cho lúa. Vì vậy, nông dân cần biết kỹ thuật bón phân cho từng mùa vụ cũng như từng vùng sinh thái khác nhau.

Thường vụ lúa hè thu và thu đông ở ĐBSCL thường có khuyến cáo mức bón phân tương đương nhau. Mức khuyến cáo chung trung bình cho 2 vụ này là 80+40+30 (N-P2O5-K2O; kg phân nguyên chất/ha). Quy ra lượng phân thương phẩm là 174kg urea + 243kg super lân + 50kg KCl. Tuy nhiên, do đặc điểm ở ĐBSCL có 3 nhóm đất chính gồm: Đất nhiễm phèn có diện tích 1,6 triệu ha (chiếm 41%); đất phù sa 1,18 triệu ha (chiếm 30%); và đất mặn 0,74 triệu ha (chiếm 19%).

Vì vậy, cần có sự điều chỉnh theo các mức khuyến cáo khác nhau cho từng vùng sinh thái này. Cụ thể như sau: Bón phân cho lúa thu đông trên vùng đất phèn: Vùng này có các tỉnh như Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang. Mức khuyến cáo N-P2O5-K2O (kg/ha) cho 1ha là: Mức cao: 80-80-50, mức trung bình 60-40-25 và mức thấp 40-40-25. Mức trung bình phân nguyên chất này tương đương với phân thương phẩm là 131kg urea + 243kg super lân + 42kg KCl.

Bón phân cho vùng đất phù sa: Vùng này thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Công thức phân bón khuyến cáo mức cao là 80-60-50, mức trung bình là 60-30-25 và mức thấp 40-30-25. Với mức trung bình phân nguyên chất này thì tương đương phân thương phẩm là 182kg urea + 42kg super lân + 42kg KCl.

Ở các vùng đất bị nhiễm mặn như Hậu Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang và một phần Long An, thường bị ngập mặn trên 3 tháng trong mùa khô. Mức phân bón khuyến cáo cao là 100-60-50; mức trung bình 80-30-30 và mức thấp 60-30-30. Mức trung bình nguyên chất này tương đương phân thương phẩm là 174kg urea + 182kg super lân + 50kg KCl.

Cách bón và liều lượng phân bón: Áp dụng cho khoảng 3 đợt bón. Đối với lúa có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày: Đợt 1 khoảng 7 - 10 NSS (ngày sau sạ); đợt 2 khoảng 18 - 22 NSS; đợt 3 từ 30 - 35 NSS. Đối với lúa dài ngày hơn từ 95 - 100 ngày thì đợt 1 từ 7 - 10 NSS, đợt 2 từ 22 - 25 NSS, đợt 3 là 40 NSS. Chia đều lượng phân làm 3 lần bón, đợt đầu bón 1/5 lượng phân, hai đợt kia mỗi đợt bón 2/5 lượng phân. Tùy cụ thể vào tình hình thời tiết, sinh trưởng và màu sắc lá lúa có thể bón thêm một lần nuôi hạt vào giai đoạn 55 - 60 NSS.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Luân Canh Lúa Bắp Giúp Tăng Thu Nhập Mô Hình Luân Canh Lúa Bắp Giúp Tăng Thu Nhập

Từ khi thực hiện mô hình sản xuất đưa hoa màu xuống ruộng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã ăn nên làm ra. Hiện nay, cây bắp được nông dân xem như một trong những loại hoa màu chủ lực.

10/03/2014
Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Hồ Tiêu Vấn Đề Còn Bỏ Ngỏ… Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Hồ Tiêu Vấn Đề Còn Bỏ Ngỏ…

Hồ tiêu đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, nhiều nơi người dân ồ ạt trồng tiêu với diện tích lớn nhưng chủ yếu theo hình thức tự phát và chưa có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia tư vấn, các nhà chuyên môn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chết hàng loạt trong thời gian qua.

10/03/2014
Rủi Ro Cao Khi Xuất Khẩu Thanh Long Bằng Đường Tiểu Ngạch Rủi Ro Cao Khi Xuất Khẩu Thanh Long Bằng Đường Tiểu Ngạch

Việc nông dân lệ thuộc vào thương lái, DN lại e ngại làm các thủ tục xuất khẩu theo đường chính ngạch không chỉ làm giá trị trái thanh long giảm sút, mà còn gặp rủi ro cao khi phải xuất bán bằng đường tiểu ngạch.

10/03/2014
Khống Chế Bệnh Khống Chế Bệnh "Đốm Trắng" Trên Cây Thanh Long

Bệnh "đốm trắng" trên cây thanh long Chợ Gạo xuất hiện từ tháng 6/2013 với ghi nhận có 120 ha bị nhiễm bệnh, tỉ lệ nhiễm bệnh từ 20 - 30% khiến năng suất và chất lượng trái bị sụt giảm. Trước tình hình trên, các ngành chức năng tích cực khảo sát, xác định nguyên nhân, đưa ra biện pháp phòng trị hữu hiệu và phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

10/03/2014
Chuẩn Bị Công Nhận Vải Thiều Sớm Phúc Hoà Là Giống Cây Trồng Quốc Gia Chuẩn Bị Công Nhận Vải Thiều Sớm Phúc Hoà Là Giống Cây Trồng Quốc Gia

Năm 2014 là năm thứ ba liên tiếp và là chu kỳ cuối trong quy trình chọn tạo, sản xuất, công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang) phối hợp với Viện Rau quả trung ương thực hiện trên cây vải sớm tại xã Phúc Hoà.

10/03/2014