Cá Chạch Bùn Vật Nuôi Mới Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cá chạch bùn là loài thuỷ sản nước ngọt có nguồn gốc ở nước ngoài, phát triển nhiều ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Nhờ có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Một năm trở lại đây, nông dân một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi thành công loài thủy sản này.
Một trong những hộ tiên phong nuôi cá chạch bùn đạt hiệu quả cao là ông Nguyễn Hiếu Thuận, nông dân xã Tân Khánh Trung, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Đây là vụ nuôi cá chạch bùn thứ 3 đang cho thu hoạch của ông Nguyễn Hiếu Thuận kể từ ngày ông chuyển toàn bộ 2 héc ta mặt nước ao nuôi cá tra sang thả nuôi loài cá mới vào cuối tháng 12/2012. Là nông dân nhiều năm kinh nghiệm với nghề nuôi thủy sản, nhưng đây là loài cá đầu tiên ông mạnh dạn mở rộng diện tích đầu tư sau mỗi vụ nuôi.
Vụ đầu 2 héc ta, vụ thứ hai là 4 héc ta và vụ này ông thuê thêm ao nuôi tổng cộng được 7 héc ta mặt nước. Với giá bán trên 200 ngàn đồng/1kg, trừ 50% chi phí, mỗi héc ta ông thu lời hơn 600 triệu đồng/vụ.
Theo ông Thuận, cá bột khoảng 1 ngày rưỡi tuổi, mỗi héc ta thả 1 triệu con giống. Sau 3 tới 4 tháng nuôi, trừ hao hụt, ông có thể thu được 250 ngàn con, tương đương với 6 tấn cá. Thậm chí nếu nuôi thuận lợi, cá có thể đạt trọng lượng 25 con/kg, sản lượng sẽ cao hơn. Điểm thuận lợi là cá nuôi dễ chăm sóc, cùng với nguồn giống chất lượng được ương nuôi tại chỗ.
Với hiệu quả kinh tế khá cao, nhu cầu thả nuôi tăng mạnh, hiện nay, các hộ nuôi cá chạch bùn bán thịt đầu tiên ở An Giang và Đồng Tháp còn tìm hiểu sản xuất cá giống cung cấp cho người dân. Ngoài tiêu thụ nội địa, một số địa phương đã bắt đầu tìm hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân thận trọng khi mở rộng diện tích nuôi, tốt nhất là phải có chỗ tiêu thụ thì mới nuôi, để hạn chế thiệt hại khi nguồn cung vượt cầu.
Có thể bạn quan tâm

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

Cần chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh. Chú ý sử dụng cây giống đầu dòng làm mắt ghép và khai thác ưu thế của gốc ghép khỏe để giúp cây mới dễ ra hoa, đậu trái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với môi trường.

Thời điểm này, hơn 4 nghìn ha vải thiều sớm tập trung ở Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế (Bắc Giang) chuẩn bị cho thu hoạch.