Thái Bình Định Hướng Phát Triển Nuôi Cá Lồng Trên Sông
Thái Bình là tỉnh ven biển với hơn 52 km bờ biển, được bao bọc bởi hệ thống sông lớn là: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Thái Bình, sông Diêm với ba loại hình thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn, do đó diện tích mặt nước để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản rất lớn.
Vùng nước mặn khoảng 2.385 ha, nước lợ khoảng 3.427 ha, đối tượng nuôi trồng là: ngao, tôm, cua, cá vược, rong câu chỉ vàng…Vùng nước ngọt nuôi thủy sản là 8.614 ha, đối tượng nuôi là cá trắm, cá trôi, cá mè, cá chép, cá rô đồng, cá chim trắng, ếch Thái Lan…nhìn chung diện tích mặt nước đã được khai thác hiệu quả phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.
Nhằm khai thác tiềm năng diện tích mặt nước sông, mở rộng diện tích nuôi, phát triển các đối tượng và hình thức nuôi mới, tái cơ cấu nghề nuôi trồng thuỷ sản, ngày 09/01/2014, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 71/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển nuôi cá lồng trên sông giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 phát triển được 3.000 lồng nuôi, sản lượng đạt 9.072 tấn đạt giá trị 252.202 triệu đồng tính theo giá cố định năm 1994 và tạo ra 3.000 việc làm mới; tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng giai đoạn 2015-2020 bình quân đạt 60,86%/năm.
UBND tỉnh cũng chỉ ra 6 nhóm giải pháp để đề án triển khai có hiệu quả: (1) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn, tờ rơi…về chủ trương chính sách, các quy định nuôi cá lồng và công khai quy hoạch khu vực sông được phát triển nuôi cá lồng; (2) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ đầu tư triển khai quy hoạch tổng thể phát triển nuôi cá lồng trình UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở đó UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng khu vực thuộc phạm vi quản lý; (3) Nhà nước hỗ trợ 10,21% tổng số vốn đầu tư phục vụ công tác quy hoạch, lắp đặt hệ thống phao tiêu, biển báo;
Xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật, tổ chức thăm quan học tập mô hình, tổ chức quản lý sản xuất tại các địa phương khác, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sản xuất giống, hỗ trợ thay thế đàn cá bỗ mẹ nước ngọt; hỗ trợ lãi xuất tiền vay đầu tư hai năm đầu tiên để thúc đẩy phong trào nuôi cá lồng trên sông; (4) UBND xã xây dựng phương án sản xuất trình UBND huyện phê duyệt và triển khai thực hiện, các đơn vị tổ chức nuôi cá lồng chủ động tổ chức sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nhà nước hỗ trợ thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến cáo doanh nghiệp đầu tư bao tiêu sản phẩm, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định; (5) Hàng năm, mở lớp tập huấn đào tạo nghề nuôi cá lồng từ nguồn vốn khuyến ngư; (6) Chủ động nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ sản xuất giống, nuôi cá thương phẩm và các biện pháp phòng trị bệnh cho cá lồng; nghiên cứu cải tiến vật liệu làm lồng có tuổi thọ cao, chi phí thấp nhằm tăng giá trị cạnh tranh cho sản phẩm cá lồng.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, tình hình dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Trong tháng 10.2013, đã có hơn 32ha tôm nuôi công nghiệp và hơn 862ha tôm quảng canh bị bệnh với mức độ thiệt hại từ 17-55%.
Huyện Châu Đức phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ nông dân Hội ND tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh thực hiện mô hình vỗ béo bò thịt.
Theo báo cáo của Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, năm 2012, diện tích sản xuất rau cả nước là hơn 823.800ha, trong đó 120.000ha chuyên canh, 430.000ha luân canh; sản lượng rau đạt 14 triệu tấn. Mặc dù chủng loại rau rất đa dạng và phong phú, nhưng quy mô sản xuất rau hiện vẫn nhỏ lẻ, manh mún.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, cộng với trình độ thâm canh cao, mấy năm gần đây việc trồng lúa lai F1 của người dân ở huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho thu nhập khá lớn.
Sinh ra, lớn lên ở xã Tây Tựu, Từ Liêm (Hà Nội) - địa phương nổi tiếng về trồng hoa, anh Nguyễn Văn Dư đã lựa chọn hoa ly để trồng.