Nhiều nước Đông Nam Á thiếu gạo
Giám đốc Hội đồng Cơ quan Lương thực quốc gia (NFA) - ông Renan B. Dalisay cho biết bão Koppu tràn vào vùng Đông Bắc Philippines cuối tuần qua đã làm thiệt hại 400.000 tấn thóc, tương đương 5% sản lượng thóc gạo của đất nước trong mùa thu hoạch cao điểm hiện nay.
Do đó, NFA đã yêu cầu các nhà chức trách thuộc Văn phòng tổng thống và Bộ Ngân sách mua thóc của khoảng 80.000 nông dân ở miền Bắc Philippines bị ảnh hưởng của bão.
Xuất khẩu gạo tại cảng Hải Phòng.
Trong năm 2015, Chính phủ Philippines đã phê duyệt nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo, chủ yếu là từ Việt Nam và Thái Lan - hai nhà cung cấp gạo hàng đầu thế giới.
Cơ quan Thống kê Philippines (PSA) cho biết, sản lượng lúa của nước này năm nay dự kiến đạt 18,86 triệu tấn, thấp hơn mức kỷ lục 18,97 triệu tấn của năm ngoái và mức mục tiêu 20,08 triệu tấn của Chính phủ.
Thời tiết khô hạn kéo dài tại Philippines đã ảnh hưởng tiêu cực đến vụ thu hoạch lúa 6 tháng đầu năm 2015.
Theo ước tính, thiệt hại nặng nề về sản lượng lương thực như gạo, ngũ cốc, hoa màu do cơn bão Koppu gây ra khoảng 137 triệu USD.
Chính phủ nước này cũng vừa cho phép nhập khẩu thêm 250.000 tấn gạo trong năm nay, nếu tình trạng hạn hán do hiện tượng thời tiết El Nino tiếp tục ảnh hưởng lớn đến sản lượng gạo trong nước.
Trong khi đó, theo TTXVN, Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 21.10 đã công bố chấp thuận nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan để đảm bảo lượng gạo cung cấp cho thị trường trong nước và duy trì giá gạo ổn định.
Đây là lần đầu tiên ông xác nhận Indonesia sẽ nhập khẩu gạo từ nước ngoài.
Trước đó, Tổng thống Widodo đã nhiều lần khẳng định rằng dù sản lượng gạo của Indonesia năm nay thấp hơn dự tính nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu và quốc đảo này sẽ tự cung tự cấp gạo sớm hơn kế hoạch là năm 2017.
Với dân số 250 triệu người và gạo là lương thực chính thì gạo là mặt hàng thiết yếu đối với đất nước có dân số lớn thứ tư trên thế giới này.
Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, mùa khô năm nay kéo dài cộng với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã khiến 200.000ha lúa bị thiếu nước, trong đó có 30.000ha mất mùa hoàn toàn.
Điều này khiến cho sản lượng lúa của nước này trong năm nay không thể đạt mức 75,5 triệu tấn như ước tính trước đó của Cục Thống kê quốc gia Indonesia.
Indonesia đã đàm phán với các nhà sản xuất lúa gạo lớn trong khu vực về khả năng nhập khẩu dự phòng, theo đó Việt Nam đã đồng ý cung cấp 1 triệu tấn gạo trong khi Thái Lan chưa đưa ra con số cụ thể.
Tuy nhiên, Indonesia chưa xác định lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam vì còn cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó có diễn biến thời tiết sẽ có thể làm thay đổi những dự đoán trước đó về mức độ mất mùa.
Giám đốc Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia Djarot Kusumayakti cho biết, lượng gạo dự trữ tính đến tháng 12.2015 dự kiến chỉ khoảng 62.000 tấn, trong khi cần phải dự trữ từ 1,5-2 triệu tấn mới có thể đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ thu hoạch mới đầu năm 2016.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay nguy cơ sâu bệnh, dịch hại, nhất là rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn luôn tiềm ẩn và có khả năng gây hại đối với cây lúa vụ hè thu. Trong khi đó, với đặc điểm của thời tiết trong vụ phù hợp với điều kiện thích nghi cho các loại sâu bệnh hại nên khả năng rầy nâu phát triển mạnh rất có thể xảy ra.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, những ngày qua trên địa bàn xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) có mưa lớn kéo dài khiến nhiều diện tích hoa màu của bà con thuộc ấp Tân Yên bị ngập úng, không thể thu hoạch được. Các loại rau mồng tơi, húng trắng, húng chó… đã bị ngập sâu và thối nhũn.
Ngày 24/6, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do Giáo sư, Tiến sĩ KENICHI YOSHIDA - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị công ty HYPONeX làm trưởng đoàn có buổi làm việc và tham quan thực tế tại các khu vực sản xuất xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Về phía tỉnh nhà, tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Ngoại vụ...
Thời gian qua, nhờ tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế chủ lực hiệu quả, kinh tế huyện Châu Thành có nhiều chuyển biến rõ nét. Đây là cơ sở để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bà Lê Thị Hà – Phó phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí thải ảnh hưởng đến môi trường.