Hành tây Đà Lạt khan hiếm giá tới 44.500 đồng/kg
Trung tuần tháng 6/2015 giá hành tây chỉ 500 đồng/kg
Nhiều tiểu thương đang kinh doanh loại mặt hàng trên tại chợ Đà Lạt cho biết, khan hiếm hàng là nguyên nhân đã đẩy giá hành tây Đà Lạt tăng cao trong thời gian qua.
Trong khi đó, mặt hàng cùng loại có xuất xứ từ Trung Quốc được bán tại chợ Đà Lạt có giá chỉ bằng một nửa hành tây Đà Lạt nhưng sức tiêu thụ chậm hơn hành tây Đà Lạt.
Còn hơn một tháng nữa nhà vườn tại Lâm Đồng mới chính thức bước vào vụ thu hoạch hành tây.
Do đó, nhiều tiểu thương nhận định trong khoảng thời gian này, hành tây Đà Lạt vẫn khan hiếm, giá bán có thể sẽ còn ở mức cao trong những tuần tới.
Trước đó, vào trung tuần tháng 6 năm 2015, nhiều gia đình trồng hành tây tại Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Lạc Dương đã phải đổ bỏ hoặc bán tháo hành tây với giá chỉ 500 - 1500 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Mới 8 giờ sáng, trời đổ nắng gay gắt. Cả một vùng đất rộng lớn từ hồ Thành Sơn (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), đến đầu thôn Đồng Dày (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) cây cỏ khô héo, chuyển sang vàng. Giữa mênh mông nắng hạn, chỉ thấy nhấp nhô một màu trắng của những đàn cừu đang gặm cỏ.
Nghề nuôi chim yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng, được cộng đồng rất quan tâm.
Hơn 40 năm "bén duyên" trên vùng đất phù sa màu mỡ của cù lao Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), cây sầu riêng đã giúp nhiều nông dân trở thành triệu phú nhờ chuyên canh loại cây trồng đặc sản này, điển hình như ông Dương Văn Đây (sinh năm 1955), ngụ ấp Long Quới, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Đến thời điểm này, ở các xã Thanh Mai, Thanh Vận, Mai Lạp và Hòa Mục huyện Chợ Mới, sâu ong gây hại cây mỡ đã lan trên diện rộng, địa phương đang thực hiện các biện pháp diệt trừ.
Đó là anh Trương Văn Thắng ở thôn Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn). Khởi nghiệp với nhiều khó khăn vất vả, nhưng với quyết tâm và sự nỗ lực vươn lên, anh đã thành công với việc phát triển mô hình chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ, đem lại thu nhập cao.