Nhiều mẫu của các trang trại nuôi heo dương tính với chất tạo nạc

Trong 50 mẫu mà Thanh tra liên ngành lấy và gửi Trung tâm thuốc thú y Trung ương 2 xét nghiệm thì có đến 32 mẫu của 12 hộ nuôi dương tính với chất tạo nạc salbutamol.
Thanh tra liên ngành tỉnh đã mời những hộ này đến làm việc, nhưng chỉ có 1 hộ thừa nhận cho heo ăn chất cấm và chỉ ra người cung cấp chất cấm; những hộ khác không thừa nhận và cho rằng chất cấm đó có trong nguồn thức ăn.
"Trước mắt, chúng tôi yêu cầu họ cam kết không cho heo ăn chất cấm nữa, giữ lại những đàn heo đã dương tính để cơ quan chức năng đến làm xét nghiệm, khi nào âm tính với chất cấm thì mới cho xuất chuồng"- ông Chiến cho biết.
Theo bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm tồn dư chất cấm có thể bị ngộ độc cấp với biểu hiện run cơ, khó thở, tim đập nhanh, đau thắt ngực, tăng huyết áp, choáng váng, phù phổi, sẩy thai và có nguy cơ gây tử vong ở các trường hợp có bệnh về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường... khi sử dụng trong thời gian dài.
Related news

Một trong những hộ nuôi ong mật thành công trên địa bàn huyện là là anh Nguyễn Văn Thanh ở xã Tân Tiến. Hiện anh Thanh đang sở hữu khoảng 1.000 thùng ong với 6 năm kinh nghiệm nuôi ong lấy mật và anh là thành viên của hội nuôi ong tại địa phương.

Với đặc điểm của một xã vùng cao có diện tích đất nông nghiệp hạn chế cộng với khí hậu khắc nghiệt khiến việc trồng trọt ở Sủng Là gặp nhiều khó khăn, chỉ đủ ăn. Việc trồng cỏ và nuôi bò được xem là một hướng đi chính có nhiều triển vọng giúp người dân ở đây xóa đói giảm nghèo theo chủ trương của tỉnh.

Mới chớm mùa Đông, nhiều nơi trên địa bàn huyện Quản Bạ có nhiệt độ lạnh về đêm, thường xuyên có sương muối dày đặc vào buổi sáng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất; trong đo, việc bảo vệ đàn trâu, bò luôn là mối quan tâm của đồng bào nơi đây. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc và vật nuôi.

Cụ thể, đa phần cá ngừ đại dương tại các cảng cá ở các tỉnh Nam Trung Bộ bán ra với mức giá chỉ bằng 1/3 so với giá cá bán sang Nhật do không đủ tiêu chuẩn xuất tươi nguyên con. Mỗi năm, sản lượng cá ngừ đại dương khai thác của ngư dân Nam Trung Bộ không dưới 15.000 tấn nhưng chỉ có 20% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nhằm từng bước nâng cao đời sống của các hội viên, chỉ tính riêng trong 5 năm qua, Hội CCB các cấp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 1.000 lượt hội viên.