Nhiều Mặt Hàng Giảm Theo Giá Xăng
Nhiều mặt hàng thiết yếu tại TP. Hồ Chí Minh đã được điều chỉnh giảm giá khi giá xăng dầu được điều chỉnh giảm, riêng giá một số dịch vụ như: vận tải, du lịch… vẫn giữ nguyên.
Ông Hồ Quốc Nguyên - Giám đốc truyền thông Big C Việt Nam - cho biết, từ đầu năm tới nay, giá xăng giảm nhiều lần nhưng trên thực tế mỗi lần chỉ giảm ở mức vài trăm đồng nên các nhà cung cấp không điều chỉnh giá tương ứng. Tuy nhiên, lần giảm giá ngày 7/11 nhiều hơn nên siêu thị sẽ có công văn đề nghị nhà cung cấp xem xét lại mức giá hàng hóa hợp lý.
Về phía nhà sản xuất, ông Văn Đức Mười - Tổng giám đốc Công ty Vissan - cho hay, các sản phẩm thịt heo bán ra của Vissan hiện nay đang giảm từ 3.000 - 5.000 đồng/kg (tùy loại). Lý do giảm được ông Mười thông tin rằng một phần do giá heo hơi trên thị trường giảm, cộng theo đó là giá xăng dầu cũng giảm liên tục trong suốt thời gian qua.
Đối với các mặt hàng thực phẩm khác, tại thị trường TP.Hồ Chí Minh cũng đã có sự điều chỉnh giá từ 1.000 - 5.000 đồng. Cụ thể, giá thịt vịt giảm 5.000 đồng/kg (từ 70.000 đồng xuống còn 65.000 đồng/kg), giá trứng gà, vịt giảm 1.000 đồng/chục (trứng gà còn 23.000 đồng/chục, trứng vịt 32.000 đồng/chục), giá thịt heo cũng giảm từ 1.000 - 3.000 đồng/kg tùy loại…
Theo Sở Tài Chính TP.Hồ Chí Minh, các mặt hàng giảm giá trên chủ yếu nằm trong chương trình hàng bình ổn và được tính toán trên cơ sở giá nguyên liệu đầu vào, giá xăng giảm trong thời gian qua.
Mặt khác, việc giảm giá này là do doanh nghiệp (DN) góp phần kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh sức mua chung trên thị trường thấp, nhằm chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.
Lần giảm giá xăng ngày 7/11 khá nhiều (950 đồng/lít), nên nhiều DN và siêu thị đã và sẽ xem xét lại mức giá hàng hóa hợp lý, góp phần kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh sức mua chung trên thị trường thấp, nhằm chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, không phải DN nào cũng sẵn sàng giảm giá sản phẩm tương ứng với mức giảm của giá xăng dầu. Ông Nguyễn Quốc Chính - Phó giám đốc điều hành Công ty Vận tải Bắc Nam - chia sẻ, dù lần này xăng dầu giảm mạnh hơn nhưng vận tải hiện đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nên cần phải tính toán lại mới đưa ra mức phí hợp lý được.
Theo ông Chính, ngành vận tải hàng hóa đang bị “siết trọng tải” nghiêm ngặt nên thời gian qua cước tăng chủ yếu là do nguyên nhân này và giá xăng dầu chỉ là một trong những nguyên nhân cấu thành nên giá vận tải.
Cùng quan điểm, ông Cao Tùng - Phó giám đốc Trung tâm Lữ hành (Công ty Du lịch Bến Thành) - cho biết, giá tour du lịch thời gian tới vẫn giữ nguyên.
Theo ông Hồ Đức Lĩnh - Giám đốc Công ty Thương mại Hồ Gia (quận 6) - giá hàng hóa trên thị trường lâu nay mỗi khi đã lên thì không xuống, hoặc xuống rất ít, nghịch lý này đã trở thành “bệnh khó chữa” của thị trường bán lẻ hiện nay. Các mặt hàng thiết yếu giá bán cao ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến người dân trong khi nhà sản xuất, nhà nước không được hưởng lợi.
Hàng hóa giá cao khiến sức mua giảm hẳn. “Để hàng hóa có mức giá phù hợp, nhà nước cần tăng cường khâu kiểm soát giá để xem nguyên nhân tại đâu? Ai là người thụ hưởng lớn trong chuỗi cung ứng hàng hóa ra thị trường” - ông Lĩnh nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Được thành lập năm 2001, Hợp tác xã (HTX) chè Lương Sơn (huyện Yên Lập) có 237 xã viên. Sau nhiều năm củng cố, đổi mới phương thức hoạt động, đến nay mô hình kinh tế tập thể của HTX Lương Sơn đã phát huy thế mạnh trong việc liên kết và là điểm tựa vững chắc cho các hộ gia đình xã viên phát triển sản xuất - kinh doanh chè.
Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.
Thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015, đến nay diện tích bưởi Diễn toàn tỉnh đạt 741,7ha, bưởi Đoan Hùng đạt 1.015ha, sản lượng năm 2014 của các giống bưởi trên đạt gần 12 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập ước đạt trên 170 tỷ đồng. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Thiết nghĩ, giữa lúc nhiều mô hình khuyến nông dù hiệu quả nhưng phải “tắt” ở khâu thí điểm vì thiếu kinh phí thì, cách làm của ông Khanh, ông Thân thật có sức hút và dễ lan tỏa bởi công việc cụ thể, hiệu quả thực tế. Thế nên không chỉ ông Thinh, ông Pha Răng mà còn rất nhiều nông dân trong tỉnh đã đổi đời nhờ cái cách “khuyến nông rất nông dân” ấy.
Khu vực Núi Cấm thuộc địa bàn 3 xã An Hảo, An Cư và Tân Lợi, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích phủ rừng khoảng 3.400 ha. Số diện tích này được giao khoán cho 3.638 hộ nhận chăm sóc và giữ rừng.